Vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long khi mùa lũ về, phần lớn đồng ruộng, bờ vùng, bờ thửa, kinh thủy lợi… đều bị ngập nước. Chuột cũng tự di chuyển đến một nơi mới để định cư. Nông dân vốn không ưa lũ chuột phá hoại mùa màng, nhưng lại rất khoái thịt chuột. Đây là cơ hội tốt để săn chuột đồng…
Ngoài đồng ruộng, khi lúa chín vàng, chuột tung ra cắn phá dữ dội. Khi bị thuốc hoặc bị bẫy, chuột chỉ tiêu hao một ít. Để diệt trừ chuột, nhiều người sử dụng các biện pháp để tiêu diệt như: bẫy rập, đánh bã thuốc, ví cù khi gặt lúa, xông khói vào hang...
Ngoài cửa hang chính người ta đặt rọ, bao nhiêu chuột trong hang bị ngộp khói phải chui vô rọ. Đó là những cách bắt chuột vào mùa khô.
Ở Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên, khi mùa lũ về, ngoài biện pháp khắc phục hậu quả lũ lụt, nông dân còn tham gia sắm sửa “đồ nghề” để săn bắt chuột đồng. Vũ khí săn bắt chuột thường được người dân địa phương tự tạo như: súng săn chuột tự chế, bằng gỗ có kích cỡ giống súng trường, thay cho đạn là mũi tên bằng thép cứng.
Dây làm bằng loại thun co giãn. Súng săn chuột có tầm đi nhanh, trong khoảng cách từ 5-6 m rất chính xác. Còn chĩa đâm chuột được làm bằng những thanh sắt (thép) dài từ 1,5-2 tấc, có một đầu nhọn, đầu kia được tra vào một đoạn tre hoặc cây tầm vông dài khoảng 4-5 m…
Sau khi chuẩn bị sẵn sàng súng săn, chĩa đâm, phương tiện xuồng, còn có thêm đàn chó… Mục tiêu đã chọn là những lùm cây trên đồng nước, đàn chó đi đầu uy hiếp không cho chuột xuống nước ém quân để làm mồi cho những mũi tên, mũi chĩa của người săn. Tiếp tục truy kích hết lùm cây này đến lùm cây khác.
Kết quả sau buổi săn chuột, mỗi người bắt được bình quân cũng vài ba chục con chuột đồng. Đây là những món ăn ngon miệng và cũng là nguồn thu nhập phụ của nhiều gia đình lúc nông nhàn.
Hai em Trần Văn Phú và Trần Văn Lợi, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “… Săn chuột đồng mùa lũ mê lắm. Hai anh em tôi đi một buổi kiếm không dưới 50 con chuột, vừa cải thiện được bữa ăn hằng ngày, vừa có nguồn kinh tế phụ đáng kể cho gia đình”.
Anh Lê Thành Tâm, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, bộc bạch: “Tôi có hai đứa con trai lớn, với hai cây chĩa, một súng săn và hai con chó mực. Đi săn theo những lùm cây, bụi cỏ, gò cao… sau khoảng 4 giờ, chúng tôi bắt gần 70 con. Giá bán chuột đồng cho thương lái dao động trên dưới 40.000 đồng/kg. Nhờ nghề săn chuột đồng mà người dân vùng sâu Đồng Tháp Mười có nguồn thu nhập đáng kể…".
Bên cạnh việc săn chuột bằng súng, chĩa đâm, nông dân vùng ĐBSCL còn áp dụng phương pháp chất chà và đặt chít bắt chuột, hiệu quả mà lại an toàn cho người. Với cách này, nông dân thu gom rất nhiều chuột, vừa góp phần bảo vệ mùa màng, vừa cải thiện bữa ăn cho gia đình và cũng là nguồn thu nhập phụ đáng kể cho các nông hộ...
Cây chít bắt chuột là một cái hom dài khoảng 5 tấc, đặt ngay miệng hang. Sau đó, đổ nước vào hang, chuột bị ngộp nước chạy ra khỏi miệng hang và chui ngay vào cây chít. Người đặt chít tha hồ bắt chuột.
Cây chít gồm thân hom được giới hạn bởi 2 vòng sắt của lon sữa bò có khoảng cách gần 2 tấc. Lon sữa được cắt một vòng sắt dưới đáy làm nòng, một phần thân lon được cắt thành những hình tam giác làm miệng hom.
Từ miệng đến chân cách 1,7 tấc. Thân hom được kết bằng những thanh tre vuốt nhọn đầu để cắm sâu vào đất dài hơn 1,5 tấc nhỏ dần về phía đầu hom. Đầu hom được cột túm chặt bằng dây ni-lông không cho chuột thoát ra ngoài. Khi chuột vào bẫy, mở dây để chuột chạy vào bao để bắt sống.
Người chất chà bắt chuột thường chọn một số nhánh chà bằng cây tạp, đọt tre, trúc... buộc lại từng bó, mỗi bó độ chừng một ôm người, chiều dài tuỳ loại chà khoảng từ 1-2 m, với số lượng hơn một chục bó...
Các bó chà được chất đống lại quanh gốc dừa, gốc chuối, bờ kinh và nhất là gần những nơi chuột thường qua lại kiếm ăn. Diện tích để chất chà khoảng 20 m2. Khi chất xong, rải vào một ít lúa, gạo, bắp, đậu, khoai... để nhử chuột, rồi dùng rơm, tàu dừa, cỏ khô... phủ lên để tạo hơi ấm cho chuột vào làm ổ.
Anh Trần Văn Tươi, ở xã Phú Cường, huyện Tam Nông, vui vẻ bộc bạch, mỗi lần dỡ chà, gia đình anh bắt cũng được 20-30 con. Có lần dỡ trúng kiếm cũng được hơn 50 con, bán được cả trăm ngàn đồng.
Hiện nay, có rất nhiều thương lái đến tại đồng để thu mua chuột đem đi tiêu thụ tại các chợ huyện, thị xã, thành phố… Anh Hoàng ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, có hơn 7 năm trong nghề mua bán chuột đồng, cho biết, thông thường, vào đầu tháng 4 âm lịch là anh bắt đầu đến các cánh đồng của huyện Thanh Bình, Tam Nông, Hồng Ngự, Tân Hồng, Tháp Mười, Cao Lãnh… để thu mua chuột đồng. Sau đó, chở đến các chợ huyện, thị xã, thành phố của An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp… để tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày, anh mua và bán từ 50-60 kg chuột đồng. Đến cuối tháng 8 âm lịch hằng năm là hết mùa mua bán chuột đồng.
Anh Nguyễn Văn Minh, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, cho biết, thịt chuột đồng thơm ngon nhất là vào cuối vụ hè thu, nên chuột đồng tiêu thụ rất mạnh và bán rất có giá. Các món ăn được chế biến từ thịt chuột đồng như: chuột xào củ kiệu, luộc cơm mẻ, chuột chiên - nướng - khìa, chuột quay lu… rất thơm ngon.
Nghề săn bắt chuột và mua bán chuột đồng đang giúp nhiều nông dân vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống lúc nông nhàn; đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tiêu diệt loài chuột bảo vệ mùa màng…
Du lịch, GO! - Theo Trọng Trung (Cà Mau Online)
Ngoài đồng ruộng, khi lúa chín vàng, chuột tung ra cắn phá dữ dội. Khi bị thuốc hoặc bị bẫy, chuột chỉ tiêu hao một ít. Để diệt trừ chuột, nhiều người sử dụng các biện pháp để tiêu diệt như: bẫy rập, đánh bã thuốc, ví cù khi gặt lúa, xông khói vào hang...
Ngoài cửa hang chính người ta đặt rọ, bao nhiêu chuột trong hang bị ngộp khói phải chui vô rọ. Đó là những cách bắt chuột vào mùa khô.
Ở Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên, khi mùa lũ về, ngoài biện pháp khắc phục hậu quả lũ lụt, nông dân còn tham gia sắm sửa “đồ nghề” để săn bắt chuột đồng. Vũ khí săn bắt chuột thường được người dân địa phương tự tạo như: súng săn chuột tự chế, bằng gỗ có kích cỡ giống súng trường, thay cho đạn là mũi tên bằng thép cứng.
Dây làm bằng loại thun co giãn. Súng săn chuột có tầm đi nhanh, trong khoảng cách từ 5-6 m rất chính xác. Còn chĩa đâm chuột được làm bằng những thanh sắt (thép) dài từ 1,5-2 tấc, có một đầu nhọn, đầu kia được tra vào một đoạn tre hoặc cây tầm vông dài khoảng 4-5 m…
Sau khi chuẩn bị sẵn sàng súng săn, chĩa đâm, phương tiện xuồng, còn có thêm đàn chó… Mục tiêu đã chọn là những lùm cây trên đồng nước, đàn chó đi đầu uy hiếp không cho chuột xuống nước ém quân để làm mồi cho những mũi tên, mũi chĩa của người săn. Tiếp tục truy kích hết lùm cây này đến lùm cây khác.
Kết quả sau buổi săn chuột, mỗi người bắt được bình quân cũng vài ba chục con chuột đồng. Đây là những món ăn ngon miệng và cũng là nguồn thu nhập phụ của nhiều gia đình lúc nông nhàn.
Hai em Trần Văn Phú và Trần Văn Lợi, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “… Săn chuột đồng mùa lũ mê lắm. Hai anh em tôi đi một buổi kiếm không dưới 50 con chuột, vừa cải thiện được bữa ăn hằng ngày, vừa có nguồn kinh tế phụ đáng kể cho gia đình”.
Anh Lê Thành Tâm, xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, bộc bạch: “Tôi có hai đứa con trai lớn, với hai cây chĩa, một súng săn và hai con chó mực. Đi săn theo những lùm cây, bụi cỏ, gò cao… sau khoảng 4 giờ, chúng tôi bắt gần 70 con. Giá bán chuột đồng cho thương lái dao động trên dưới 40.000 đồng/kg. Nhờ nghề săn chuột đồng mà người dân vùng sâu Đồng Tháp Mười có nguồn thu nhập đáng kể…".
Bên cạnh việc săn chuột bằng súng, chĩa đâm, nông dân vùng ĐBSCL còn áp dụng phương pháp chất chà và đặt chít bắt chuột, hiệu quả mà lại an toàn cho người. Với cách này, nông dân thu gom rất nhiều chuột, vừa góp phần bảo vệ mùa màng, vừa cải thiện bữa ăn cho gia đình và cũng là nguồn thu nhập phụ đáng kể cho các nông hộ...
Cây chít bắt chuột là một cái hom dài khoảng 5 tấc, đặt ngay miệng hang. Sau đó, đổ nước vào hang, chuột bị ngộp nước chạy ra khỏi miệng hang và chui ngay vào cây chít. Người đặt chít tha hồ bắt chuột.
Cây chít gồm thân hom được giới hạn bởi 2 vòng sắt của lon sữa bò có khoảng cách gần 2 tấc. Lon sữa được cắt một vòng sắt dưới đáy làm nòng, một phần thân lon được cắt thành những hình tam giác làm miệng hom.
Từ miệng đến chân cách 1,7 tấc. Thân hom được kết bằng những thanh tre vuốt nhọn đầu để cắm sâu vào đất dài hơn 1,5 tấc nhỏ dần về phía đầu hom. Đầu hom được cột túm chặt bằng dây ni-lông không cho chuột thoát ra ngoài. Khi chuột vào bẫy, mở dây để chuột chạy vào bao để bắt sống.
Người chất chà bắt chuột thường chọn một số nhánh chà bằng cây tạp, đọt tre, trúc... buộc lại từng bó, mỗi bó độ chừng một ôm người, chiều dài tuỳ loại chà khoảng từ 1-2 m, với số lượng hơn một chục bó...
Các bó chà được chất đống lại quanh gốc dừa, gốc chuối, bờ kinh và nhất là gần những nơi chuột thường qua lại kiếm ăn. Diện tích để chất chà khoảng 20 m2. Khi chất xong, rải vào một ít lúa, gạo, bắp, đậu, khoai... để nhử chuột, rồi dùng rơm, tàu dừa, cỏ khô... phủ lên để tạo hơi ấm cho chuột vào làm ổ.
Anh Trần Văn Tươi, ở xã Phú Cường, huyện Tam Nông, vui vẻ bộc bạch, mỗi lần dỡ chà, gia đình anh bắt cũng được 20-30 con. Có lần dỡ trúng kiếm cũng được hơn 50 con, bán được cả trăm ngàn đồng.
Hiện nay, có rất nhiều thương lái đến tại đồng để thu mua chuột đem đi tiêu thụ tại các chợ huyện, thị xã, thành phố… Anh Hoàng ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, có hơn 7 năm trong nghề mua bán chuột đồng, cho biết, thông thường, vào đầu tháng 4 âm lịch là anh bắt đầu đến các cánh đồng của huyện Thanh Bình, Tam Nông, Hồng Ngự, Tân Hồng, Tháp Mười, Cao Lãnh… để thu mua chuột đồng. Sau đó, chở đến các chợ huyện, thị xã, thành phố của An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp… để tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày, anh mua và bán từ 50-60 kg chuột đồng. Đến cuối tháng 8 âm lịch hằng năm là hết mùa mua bán chuột đồng.
Anh Nguyễn Văn Minh, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, cho biết, thịt chuột đồng thơm ngon nhất là vào cuối vụ hè thu, nên chuột đồng tiêu thụ rất mạnh và bán rất có giá. Các món ăn được chế biến từ thịt chuột đồng như: chuột xào củ kiệu, luộc cơm mẻ, chuột chiên - nướng - khìa, chuột quay lu… rất thơm ngon.
Nghề săn bắt chuột và mua bán chuột đồng đang giúp nhiều nông dân vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống lúc nông nhàn; đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tiêu diệt loài chuột bảo vệ mùa màng…
Du lịch, GO! - Theo Trọng Trung (Cà Mau Online)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét