Sông Ba (còn gọi là sông Ea Pa, Ba Hạ, Đà Rằng) với chiều dài 374km là một trong những dòng sông dài nhất miền Trung - Tây nguyên.
< Từ khi dòng sông Ba cạn nước, cá tôm ngày càng ít đi, nhiều người dân ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên chuyển sang nghề đãi cát tìm vàng dưới đáy sông.
Tuy nhiên, sự xuất hiện ồ ạt của thủy điện, các nhà máy công nghiệp đã và đang bức tử dòng sông này, gây đảo lộn cuộc sống hàng trăm ngàn người dân sống hai bên bờ sông.
Ông Trần Tiến Anh - giám đốc Công ty TNHH một thành viên thủy nông Đồng Cam, đơn vị quản lý vận hành hệ thống thủy nông lớn nhất tỉnh Phú Yên, phục vụ tưới tiêu cho 15.000ha của đồng bằng Tuy Hòa - khẳng định: ...
< Một phụ nữ buôn Thim, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai bới cát lấy nước ngầm vì nước sông không còn sạch như trước.
... chính các thủy điện đã làm sông Ba khô khốc nhanh chóng trong những năm qua: “Kể từ khi các thủy điện xây dựng ồ ạt trên thượng lưu sông, nhất là khi thủy điện An Khê - Kanak nhận nước sông Ba rồi xả về sông Kôn, thì sông Ba thiếu nước trầm trọng.”
< Thiếu nước sông tưới ruộng, một gia đình người Jrai ở buôn Muk, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa phải trông mưa để gieo lúa.
< Lê Văn Hoàn, 14 tuổi, tranh thủ vớt những con cá đang hấp hối bên hàng ngàn cá chết nổi trên một nhánh của sông Ba chảy qua thị xã An Khê.
< Nước sông Ba khi bơm lên có màu đen đặc, hôi thối. Trong ảnh: khai thác cát từ sông Ba.
Ông Đặng Quốc Hoài Huy, phó trưởng Phòng tài nguyên - môi trường thị xã An Khê, cho biết từ khi thủy điện An Khê Kanak chặn dòng tích nước, nguồn nước sông Ba bị cạn kiệt, cộng với quá trình xả thải chưa qua xử lý của các nhà máy công nghiệp đã khiến tình trạng ô nhiễm trên sông càng trở nên trầm trọng.
< Mặc dù ở gần sông nhưng người dân buôn Ma Rốc, xã Chư Gu, huyện Krông Pa không sử dụng được nước sông, phải lấy nước từ mạch nước ngầm.
Bạn nhìn xem, sơ đồ các thuỷ điện trên sông Ba chằn chịt thế này:
Hơn một tuần đi dọc sông Ba qua các thị xã An Khê, huyện Kbang, Kon Chro, Krông Pa (Gia Lai), huyện Sơn Hòa, TP Tuy Hòa (Phú Yên), chúng tôi bắt gặp nhiều câu chuyện buồn trên dòng sông Ba.
Du lịch, GO! - Theo Tiến Thành (TTO)
< Từ khi dòng sông Ba cạn nước, cá tôm ngày càng ít đi, nhiều người dân ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên chuyển sang nghề đãi cát tìm vàng dưới đáy sông.
Tuy nhiên, sự xuất hiện ồ ạt của thủy điện, các nhà máy công nghiệp đã và đang bức tử dòng sông này, gây đảo lộn cuộc sống hàng trăm ngàn người dân sống hai bên bờ sông.
Ông Trần Tiến Anh - giám đốc Công ty TNHH một thành viên thủy nông Đồng Cam, đơn vị quản lý vận hành hệ thống thủy nông lớn nhất tỉnh Phú Yên, phục vụ tưới tiêu cho 15.000ha của đồng bằng Tuy Hòa - khẳng định: ...
< Một phụ nữ buôn Thim, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai bới cát lấy nước ngầm vì nước sông không còn sạch như trước.
... chính các thủy điện đã làm sông Ba khô khốc nhanh chóng trong những năm qua: “Kể từ khi các thủy điện xây dựng ồ ạt trên thượng lưu sông, nhất là khi thủy điện An Khê - Kanak nhận nước sông Ba rồi xả về sông Kôn, thì sông Ba thiếu nước trầm trọng.”
< Thiếu nước sông tưới ruộng, một gia đình người Jrai ở buôn Muk, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa phải trông mưa để gieo lúa.
< Lê Văn Hoàn, 14 tuổi, tranh thủ vớt những con cá đang hấp hối bên hàng ngàn cá chết nổi trên một nhánh của sông Ba chảy qua thị xã An Khê.
< Nước sông Ba khi bơm lên có màu đen đặc, hôi thối. Trong ảnh: khai thác cát từ sông Ba.
Ông Đặng Quốc Hoài Huy, phó trưởng Phòng tài nguyên - môi trường thị xã An Khê, cho biết từ khi thủy điện An Khê Kanak chặn dòng tích nước, nguồn nước sông Ba bị cạn kiệt, cộng với quá trình xả thải chưa qua xử lý của các nhà máy công nghiệp đã khiến tình trạng ô nhiễm trên sông càng trở nên trầm trọng.
< Mặc dù ở gần sông nhưng người dân buôn Ma Rốc, xã Chư Gu, huyện Krông Pa không sử dụng được nước sông, phải lấy nước từ mạch nước ngầm.
Bạn nhìn xem, sơ đồ các thuỷ điện trên sông Ba chằn chịt thế này:
Hơn một tuần đi dọc sông Ba qua các thị xã An Khê, huyện Kbang, Kon Chro, Krông Pa (Gia Lai), huyện Sơn Hòa, TP Tuy Hòa (Phú Yên), chúng tôi bắt gặp nhiều câu chuyện buồn trên dòng sông Ba.
Du lịch, GO! - Theo Tiến Thành (TTO)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét