Mấy ngày nay, Sài Gòn mưa nhiều. Những cơn mưa mang đến bầu không khí trong trẻo, mát lành cho thành phố vốn nổi tiếng nóng bức bởi khói xe và bụi bặm. Cơn mưa không chỉ gột rửa cái oi bức của phố phường mà dường như còn làm cho những người con tha phương nhớ da diết quê nhà.
< Chợ Bà Hoa.
Chợ Bà Hoa, chợ của những người con miền Trung xa xứ, không chỉ là nơi trao đổi mua bán mà còn trở thành nơi giao lưu cho những người con mỗi khi nhớ về quê nhà. Khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, nhiều người miền Trung quyết định “Nam tiến” tìm “miền đất hứa” bằng nghề dệt truyền thống. Họ sống tập trung quanh khu vực Bảy Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM).
Với tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, họ sớm biến khu vực này thành một nơi nổi tiếng với nghề dệt. Và rồi với nhu cầu tất yếu, chợ Bà Hoa được thành lập vào năm 1967 bởi một người phụ nữ tên Hoa. Chợ Bà Hoa có tên từ đó. Mặc dù hiện nay, chợ đã được đổi tên thành Chợ Phường 11 thế nhưng nhiều người dân vẫn quen gọi là chợ Bà Hoa, một cái tên dân dã mà thiết tha ân tình.
Mấy chục năm qua đi, chợ đã có nhiều đổi khác. Những món ăn và hàng hoá ở đây ngày càng đa dạng và phong phú hơn, song vẫn lưu giữ được nét sơ nguyên ban đầu với những món ăn đặc sản dân quê của miền đất đầy nắng và gió Lào. Món “đệ nhất đất Trung” phải được kể đến đầu tiên là mỳ Quảng. Món ăn này là cả một Miền tự hào của bao người con đất Quảng.
Một chút tôm tươi, thịt heo cắt lát, đậu phộng rang béo ngậy, bánh tráng nướng giòn, sợi mỳ vàng óng và ít rau thơm, vị ớt cay nồng và nước lèo đặc sánh được trộn đều và thưởng thức. Tuy nhiên, không phải mỳ Quảng ở đâu cũng ngon bởi mỳ Quảng chính gốc phải cần thêm những bí quyết mà chỉ có những đầu bếp bản xứ mới biết được. Chợ Bà Hoa là nơi bạn có thể tìm được món mỳ chính hiệu và thưởng thức đúng hương vị của nó.
Mắm là món ăn được người miền Trung rất ưu chuộng: Mắm cái, mắm cá cơm, mắm tôm... đã từng làm nức lòng bao người khách lạ. Đọt bí, đọt khoai lang, cà muối hay mít non luộc đem chấm với những từng loại mắm thích hợp sẽ khiến những ai từng được thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi.
Chợ Bà Hoa còn là nơi bày bán các loại bánh rất ngon. Những ai “nghiện” quà vặt đến chợ Bà Hoa thì thấy cái gì cũng muốn mua, muốn đem cả chợ về nhà bởi mùi vị thơm ngon và hấp dẫn. Bánh đậu xanh, bánh in, bánh ú, bánh nậm… là những hàng quà mà ngày xưa tôi và lũ bạn thường xuýt xoa mỗi khi mẹ, bà đi chợ về. Cái hương vị quê nhà bao nhiêu năm rồi vẫn không thay đổi và lưu luyến lòng người.
Đã mấy mươi năm qua đi, làng dệt ngày xưa bây giờ trở thành nơi buôn bán kinh doanh các máy may, máy dệt, máy cắt chỉ… phục vụ ngành may. Những người con đất Quảng ngày xưa, người còn, người mất, người chuyển chỗ ở.
Chợ Bà Hoa cũng có những nét đổi thay song vẫn là nơi để những người con xa quê tìm đến. Đôi khi họ vượt cả chục cây số cũng chỉ để nhấm nháp một vài món quà quê. Và cũng có thể, họ tìm đến đây chỉ để nghe giọng nói miền Trung quen thuộc. Còn đối với những vị khách lạ, chợ Bà Hoa lại là nơi có thể khám phá những điều thú vị mà chỉ khi họ đặt chân đến thì mới có thể cảm thấu hết được.
Du lịch, GO! - Theo Hồ Vi (Nguoiduatin), internet
< Chợ Bà Hoa.
Chợ Bà Hoa, chợ của những người con miền Trung xa xứ, không chỉ là nơi trao đổi mua bán mà còn trở thành nơi giao lưu cho những người con mỗi khi nhớ về quê nhà. Khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, nhiều người miền Trung quyết định “Nam tiến” tìm “miền đất hứa” bằng nghề dệt truyền thống. Họ sống tập trung quanh khu vực Bảy Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM).
Với tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, họ sớm biến khu vực này thành một nơi nổi tiếng với nghề dệt. Và rồi với nhu cầu tất yếu, chợ Bà Hoa được thành lập vào năm 1967 bởi một người phụ nữ tên Hoa. Chợ Bà Hoa có tên từ đó. Mặc dù hiện nay, chợ đã được đổi tên thành Chợ Phường 11 thế nhưng nhiều người dân vẫn quen gọi là chợ Bà Hoa, một cái tên dân dã mà thiết tha ân tình.
Mấy chục năm qua đi, chợ đã có nhiều đổi khác. Những món ăn và hàng hoá ở đây ngày càng đa dạng và phong phú hơn, song vẫn lưu giữ được nét sơ nguyên ban đầu với những món ăn đặc sản dân quê của miền đất đầy nắng và gió Lào. Món “đệ nhất đất Trung” phải được kể đến đầu tiên là mỳ Quảng. Món ăn này là cả một Miền tự hào của bao người con đất Quảng.
Một chút tôm tươi, thịt heo cắt lát, đậu phộng rang béo ngậy, bánh tráng nướng giòn, sợi mỳ vàng óng và ít rau thơm, vị ớt cay nồng và nước lèo đặc sánh được trộn đều và thưởng thức. Tuy nhiên, không phải mỳ Quảng ở đâu cũng ngon bởi mỳ Quảng chính gốc phải cần thêm những bí quyết mà chỉ có những đầu bếp bản xứ mới biết được. Chợ Bà Hoa là nơi bạn có thể tìm được món mỳ chính hiệu và thưởng thức đúng hương vị của nó.
Mắm là món ăn được người miền Trung rất ưu chuộng: Mắm cái, mắm cá cơm, mắm tôm... đã từng làm nức lòng bao người khách lạ. Đọt bí, đọt khoai lang, cà muối hay mít non luộc đem chấm với những từng loại mắm thích hợp sẽ khiến những ai từng được thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi.
Chợ Bà Hoa còn là nơi bày bán các loại bánh rất ngon. Những ai “nghiện” quà vặt đến chợ Bà Hoa thì thấy cái gì cũng muốn mua, muốn đem cả chợ về nhà bởi mùi vị thơm ngon và hấp dẫn. Bánh đậu xanh, bánh in, bánh ú, bánh nậm… là những hàng quà mà ngày xưa tôi và lũ bạn thường xuýt xoa mỗi khi mẹ, bà đi chợ về. Cái hương vị quê nhà bao nhiêu năm rồi vẫn không thay đổi và lưu luyến lòng người.
Đã mấy mươi năm qua đi, làng dệt ngày xưa bây giờ trở thành nơi buôn bán kinh doanh các máy may, máy dệt, máy cắt chỉ… phục vụ ngành may. Những người con đất Quảng ngày xưa, người còn, người mất, người chuyển chỗ ở.
Chợ Bà Hoa cũng có những nét đổi thay song vẫn là nơi để những người con xa quê tìm đến. Đôi khi họ vượt cả chục cây số cũng chỉ để nhấm nháp một vài món quà quê. Và cũng có thể, họ tìm đến đây chỉ để nghe giọng nói miền Trung quen thuộc. Còn đối với những vị khách lạ, chợ Bà Hoa lại là nơi có thể khám phá những điều thú vị mà chỉ khi họ đặt chân đến thì mới có thể cảm thấu hết được.
Du lịch, GO! - Theo Hồ Vi (Nguoiduatin), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét