Với những sinh viên ít tiền hay người lao động nghèo thì một tô hủ tiếu thêm cục xương có dính ít thịt giá 8.000-10.000 đồng cũng đủ cho một bữa no.
Nếu ai đã từng ở Sài Gòn và hay thức đêm chắc chắn sẽ không thể quên được những âm thanh “lóc cóc lóc cóc…” quen thuộc vào lúc nửa đêm hay gần về sáng. Thứ âm thanh đó cứ len lỏi trong từng con hẻm nhỏ, những ngóc ngách của các khu phố. Theo sau đó là những tiếng xe đạp lạch cạch của người bán hủ tiếu gõ.
Âm thanh của xe hủ tiếu được vang lên từ hai thanh gỗ hoặc kim loại đập vào nhau. Tiếng gõ hủ tiếu rất riêng, không lẫn với những tiếng xèng xẹt…xèng xẹt…” của những người bán phục linh, sương sáo, hay tiếng “lét két…lét két…” của những chàng trai làm nghề tẩm quất.
Bấy lâu, không ít người cứ bảo món ăn này xuất xứ từ đất nước Chùa Tháp láng giềng vì thường nghe "hủ tíu Nam Vang". Kỳ thực, vậy mà... chẳng phải vậy! Cái tên hủ tíu/hủ tiếu, vốn bắt nguồn dựa trên nền của món ăn mà người Tiều (Triều Châu) gọi là cổ chéo (hủ tiếu), nghĩa gốc: bánh sợi. Sợi bánh hủ tiếu thường được sấy khô, lúc chuẩn bị ăn mới chần nước sôi và chần mỡ hành phi cho mềm, thơm, bùi, béo. Và cũng tương tự phở cực kỳ phổ biến ở Bắc Bộ, món hủ tiếu ngoại lai dần được Việt hóa theo bao cung cách khác nhau để trở thành đặc sản quen thuộc "đậm đà tính dân tộc" trên dải đất cong cong hình chữ S.
Đa số những người ăn hủ tiếu là giải quyết cơn đói bụng tạm thời trong lúc gấp hoặc những người đi chơi, đi làm về khuya tìm chút gì lót dạ cho dễ ngủ khi những hàng quán khác đã dọn hết. Ít ai lại chọn hủ tiếu gõ làm bữa ăn chính. Nó trở thành một thói quen ăn đêm của nhiều người vì vừa đơn giản, vừa vừa bình dân lại phù hợp với mọi túi tiền
Vào những năm đầu thế kỷ 21, giá một tô hủ tiếu gõ chỉ 2.000 đồng, sau này vì giá cả mọi thứ đều lên thì hủ tiếu gõ cũng tăng lên 5.000 đồng. Cho đến thời điểm hiện tại, thì giá của nó cũng vẫn thuộc diện bình dân nhất. Một tô đủ chất có thêm cục xương có dính ít thịt mà chúng ta vẫn hay gọi là xí quách thì giá sẽ là 8.000 -10.000đ. Với những sinh viên ít tiền hay những người lao động nghèo thời bão giá thì đó cũng là đủ cho một bữa no.
Đã có thời tôi trọ cạnh một gia đình làm nghề bán hủ tiếu gõ quê ở Quảng Ngãi. Cuộc sống của họ cũng đều đều như tiếng gõ rao của xe hủ tiếu. Một cái bàn nhỏ, dăm ba chiếc ghế con đặt trên vỉa hè, mấy chồng bát đũa Trung Quốc… Công việc của họ ngày nào cũng vậy. 12h vợ chồng chị đẩy quán ra bán ở con hẻm đầu ngõ. 19h thì dọn đến khu chợ rau bán đến quá nửa đêm. Chị vợ thì ngồi một chỗ chuẩn bị món cho khách còn anh chồng chạy khắp ngõ ngách gõ cốc cốc để tiếp thị. Bát hủ tiếu khi đến tay khách luôn đảm bảo nóng hổi.
Anh chồng kể, tính trung bình, mỗi ngày có khi phải đi bộ hàng chục cây số để mời khách. Hồi mới vào thành phố, thỉnh thoảng vẫn bị lạc đường. Có lần, nghe khách gọi hủ tiếu, mừng quá, chỉ biết chạy, tới khi bưng đến thì quên nhà. Tìm mãi, khi bát hủ tiếu lạnh ngắt, đầy cả nước mưa mới gặp được khách. Định bụng bê về đổi bát khác thì vị khách gọi giật lại: cùng cảnh với nhau cả mà, nguội một chút nhưng no là được anh ạ. Đến lúc vị khách ăn xong lấy tiền anh mới nhìn kỹ thì cũng phận “dép rách, áo vá” như mình cả. Cầm đồng tiền mà cứ thấy không dám nhìn thẳng vào mặt nhau.
Cùng họ hàng với hủ tiếu gõ còn có một loại hủ tiếu nữa mà chỉ nghe qua đã đủ để nói lên nhiều điều xoay quanh cái chữ nghèo, đó chính là Hủ tiếu thất nghiệp. Đây là loại hình gắn liền với Dân Nam "bản địa". Chẳng hạn, trong một xóm nghèo của người miền Nam, một gia đình nào đó đang "thất nghiệp" và nhận thấy đầu hẻm đang còn trống bèn bày ra đó vài cái bàn, cái ghế, đặt thùng "nước lèo" ít "phụ tùng" rồi "nổi lửa" bán hủ tiếu "thất nghiệp" với chất lượng và giá cả cũng tương đương với hủ tiếu gõ.
Người bán hủ tiếu thất nghiệp và người ăn hủ tiếu thất nghiệp thường là người cùng xóm quen thân lâu đời, do vậy khi bị "kẹt"chưa có việc làm có thể ra ăn rồi "ký sổ" khi nào đi làm có tiền sẽ "thanh toán." Có lẽ chính vì vậy mà người Nam gọi hủ tiếu đầu hẻm là hủ tiếu "thất nghiệp”. Suy cho cùng thì dù có gọi tên nó như thế nào, hủ tiếu gõ hay hủ tiếu thất nghiệp thì đó cũng là thứ thuộc về: những góc khuất trong lòng thành phố.
Du lịch, GO! - Theo Vân Thiên (Nguoiduatin), internet
Nếu ai đã từng ở Sài Gòn và hay thức đêm chắc chắn sẽ không thể quên được những âm thanh “lóc cóc lóc cóc…” quen thuộc vào lúc nửa đêm hay gần về sáng. Thứ âm thanh đó cứ len lỏi trong từng con hẻm nhỏ, những ngóc ngách của các khu phố. Theo sau đó là những tiếng xe đạp lạch cạch của người bán hủ tiếu gõ.
Âm thanh của xe hủ tiếu được vang lên từ hai thanh gỗ hoặc kim loại đập vào nhau. Tiếng gõ hủ tiếu rất riêng, không lẫn với những tiếng xèng xẹt…xèng xẹt…” của những người bán phục linh, sương sáo, hay tiếng “lét két…lét két…” của những chàng trai làm nghề tẩm quất.
Bấy lâu, không ít người cứ bảo món ăn này xuất xứ từ đất nước Chùa Tháp láng giềng vì thường nghe "hủ tíu Nam Vang". Kỳ thực, vậy mà... chẳng phải vậy! Cái tên hủ tíu/hủ tiếu, vốn bắt nguồn dựa trên nền của món ăn mà người Tiều (Triều Châu) gọi là cổ chéo (hủ tiếu), nghĩa gốc: bánh sợi. Sợi bánh hủ tiếu thường được sấy khô, lúc chuẩn bị ăn mới chần nước sôi và chần mỡ hành phi cho mềm, thơm, bùi, béo. Và cũng tương tự phở cực kỳ phổ biến ở Bắc Bộ, món hủ tiếu ngoại lai dần được Việt hóa theo bao cung cách khác nhau để trở thành đặc sản quen thuộc "đậm đà tính dân tộc" trên dải đất cong cong hình chữ S.
Đa số những người ăn hủ tiếu là giải quyết cơn đói bụng tạm thời trong lúc gấp hoặc những người đi chơi, đi làm về khuya tìm chút gì lót dạ cho dễ ngủ khi những hàng quán khác đã dọn hết. Ít ai lại chọn hủ tiếu gõ làm bữa ăn chính. Nó trở thành một thói quen ăn đêm của nhiều người vì vừa đơn giản, vừa vừa bình dân lại phù hợp với mọi túi tiền
Vào những năm đầu thế kỷ 21, giá một tô hủ tiếu gõ chỉ 2.000 đồng, sau này vì giá cả mọi thứ đều lên thì hủ tiếu gõ cũng tăng lên 5.000 đồng. Cho đến thời điểm hiện tại, thì giá của nó cũng vẫn thuộc diện bình dân nhất. Một tô đủ chất có thêm cục xương có dính ít thịt mà chúng ta vẫn hay gọi là xí quách thì giá sẽ là 8.000 -10.000đ. Với những sinh viên ít tiền hay những người lao động nghèo thời bão giá thì đó cũng là đủ cho một bữa no.
Đã có thời tôi trọ cạnh một gia đình làm nghề bán hủ tiếu gõ quê ở Quảng Ngãi. Cuộc sống của họ cũng đều đều như tiếng gõ rao của xe hủ tiếu. Một cái bàn nhỏ, dăm ba chiếc ghế con đặt trên vỉa hè, mấy chồng bát đũa Trung Quốc… Công việc của họ ngày nào cũng vậy. 12h vợ chồng chị đẩy quán ra bán ở con hẻm đầu ngõ. 19h thì dọn đến khu chợ rau bán đến quá nửa đêm. Chị vợ thì ngồi một chỗ chuẩn bị món cho khách còn anh chồng chạy khắp ngõ ngách gõ cốc cốc để tiếp thị. Bát hủ tiếu khi đến tay khách luôn đảm bảo nóng hổi.
Anh chồng kể, tính trung bình, mỗi ngày có khi phải đi bộ hàng chục cây số để mời khách. Hồi mới vào thành phố, thỉnh thoảng vẫn bị lạc đường. Có lần, nghe khách gọi hủ tiếu, mừng quá, chỉ biết chạy, tới khi bưng đến thì quên nhà. Tìm mãi, khi bát hủ tiếu lạnh ngắt, đầy cả nước mưa mới gặp được khách. Định bụng bê về đổi bát khác thì vị khách gọi giật lại: cùng cảnh với nhau cả mà, nguội một chút nhưng no là được anh ạ. Đến lúc vị khách ăn xong lấy tiền anh mới nhìn kỹ thì cũng phận “dép rách, áo vá” như mình cả. Cầm đồng tiền mà cứ thấy không dám nhìn thẳng vào mặt nhau.
Cùng họ hàng với hủ tiếu gõ còn có một loại hủ tiếu nữa mà chỉ nghe qua đã đủ để nói lên nhiều điều xoay quanh cái chữ nghèo, đó chính là Hủ tiếu thất nghiệp. Đây là loại hình gắn liền với Dân Nam "bản địa". Chẳng hạn, trong một xóm nghèo của người miền Nam, một gia đình nào đó đang "thất nghiệp" và nhận thấy đầu hẻm đang còn trống bèn bày ra đó vài cái bàn, cái ghế, đặt thùng "nước lèo" ít "phụ tùng" rồi "nổi lửa" bán hủ tiếu "thất nghiệp" với chất lượng và giá cả cũng tương đương với hủ tiếu gõ.
Người bán hủ tiếu thất nghiệp và người ăn hủ tiếu thất nghiệp thường là người cùng xóm quen thân lâu đời, do vậy khi bị "kẹt"chưa có việc làm có thể ra ăn rồi "ký sổ" khi nào đi làm có tiền sẽ "thanh toán." Có lẽ chính vì vậy mà người Nam gọi hủ tiếu đầu hẻm là hủ tiếu "thất nghiệp”. Suy cho cùng thì dù có gọi tên nó như thế nào, hủ tiếu gõ hay hủ tiếu thất nghiệp thì đó cũng là thứ thuộc về: những góc khuất trong lòng thành phố.
Du lịch, GO! - Theo Vân Thiên (Nguoiduatin), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét