Tôi thường gặp mấy “ông tây”, khi đến Hải Phòng họ đều chỉ vào bản đồ có chữ “Việt Hải Village”. Cái địa danh mỗi năm thu hút hơn 10 nghìn lượt khách du lịch “tây” đến thăm, nhưng lại chẳng mấy du khách Việt biết tới ngoài mấy gã ưa lãng du.
Đó là xã Việt Hải thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) - một nơi kỳ lạ với những con người kỳ lạ.
“Nàng công chúa ngủ trong rừng”
Đó là mỹ từ mà khách du lịch nước ngoài trìu mến truyền tai nhau sau những chuyến khám phá Việt Hải. Thật lạ là “nàng tiên” này lại nằm ngủ gần chốn phàm đến vậy, chỉ cách thị trấn du lịch Cát Bà hơn 10km đường chim bay.
< Bên giếng nước cổ.
Theo địa giới hành chính thì Việt Hải được gọi là xã với diện tích 86,25km², còn theo chỉ giới địa lý thì nó là một thung lũng nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cái rẻo đất này nằm lọt thỏm giữa biển khơi, bao bọc bởi núi cao và rừng già của vườn quốc gia nên trở thành một ốc đảo tách biệt với phần còn lại của Cát Bà. Chính vì vậy, Việt Hải còn được người ta gọi là “đảo của đảo”.
Nhận lời đưa tôi thăm Việt Hải, anh bạn vốn là dân thổ địa ở Cát Bà cho biết: Để tới được Việt Hải có hai con đường, một là đường biển xuất phát từ bến Bèo (thị trấn Cát Bà), đi tàu mất khoảng 45 phút. Con đường thứ hai là xuyên qua Vườn quốc gia Cát Bà, lội bộ đường rừng khoảng 8 giờ. Chiếc thuyền gỗ gắn máy phành phạch len lỏi qua những mỏm đá lô xô nơi vịnh Lan Hạ quanh năm nước xanh biếc đưa chúng tôi tiến tới xã Việt Hải.
Tới rồi. Chiếc thuyền cập mạn vào cầu tàu khá kiên cố nối với con đường trải nhựa khiến nhiều người có cảm giác về một xã đảo được đầu tư và... chẳng có gì đặc biệt. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là con đường với tổng chiều dài 4,8km mà chúng tôi vừa đặt chân lên là không có một nhánh nào đâm ngang, không thể gọi là đường liên xã, liên huyện vì nó chẳng nối với con đường nào khác.
Bác chủ thuyền đồng thời cũng là xe ôm chở chúng tôi đi tham quan Việt Hải kể: “Ngày xưa (cách đây khoảng 10 năm), ở Việt Hải chưa có đường nhựa như bây giờ. Cái hang mà mình vừa phóng xe máy qua là hang... tụt quần. Sở dĩ có cái tên này là vì hang luôn luôn ngập nước nên người đi qua phải cởi quần áo đội lên đầu cho khỏi ướt.
Có lần, mấy bà đi chợ từ đầu hang này sang, phía bên kia có mấy vị cán bộ huyện đang trên đường vào xã. Họ gặp nhau giữa hang, quá bất ngờ cả hai phía đều kêu “ối” thẹn thùng, còn quần áo đội trên đầu thì rơi tõm xuống nước”. Có lẽ đó chỉ là câu chuyện mà người Việt Hải bịa ra cho vui, nhưng mới cách đây 10 năm mà nghe xa xôi quá.
Chợt nhớ Vũ Minh Thọ - người từng được bình chọn là một trong 11 hướng dẫn viên du lịch giỏi nhất thế giới - có lần nói với tôi: Mới chỉ 10 năm trước thôi, cảnh vật và con người Việt Hải vẫn mang nét thuần phác, hoang sơ hút hồn bất cứ ai một lần ghé qua. Thung lũng nằm gọn giữa bốn bề rừng cây, núi đá của Vườn quốc gia Cát Bà, điểm xuyết là những ngôi nhà tường trình bằng đất, lợp mái lá nằm dựa lưng vào triền núi của người dân như cảnh trong những bộ phim cổ trang Châu Á.
Ngày nay ở Việt Hải nhà ngói, nhà mái bằng đang dần thay thế nhà mái lá khiến những người làm du lịch như Thọ tiếc rẻ. Tuy vậy, người ta cũng hài lòng vì Việt Hải vẫn cơ bản giữ được nét hoang sơ, hữu tình. Những loài hoa, cỏ dại vẫn mọc chen lối, tỏa hương thơm ngát khắp thung lũng. Cheo leo trên những đỉnh núi bao quanh, bóng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn vươn cành lá trùm lên khắp xã đảo trong những buổi chiều tà.
Vận động phụ nữ trên đảo cùng đẻ... một năm
< Người Việt Hải vẫn giữ lối sống giản đơn như bao đời nay.
Sống giữa một “ốc đảo” tách biệt nên người Việt Hải cũng có những điểm thật lạ lùng. 60 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu quần cư nơi đây vẫn tự cấp, tự túc lương thực - thực phẩm và nguồn thu nhập chính của họ dựa vào “săn bắt, hái lượm” những sản vật từ rừng. Dù sống giữa biển cả, nhưng chẳng người nào ở Việt Hải biết nghề đi biển. Cá họ kiếm được lại chủ yếu ở mấy chiếc đầm quanh đảo. Rất kém cỏi trong việc tiếp cận cơ chế thị trường, người Việt Hải ngày nay cứ như thờ ơ trước câu đánh giá: “Việt Hải là một trong những xã nghèo nhất TP.Hải Phòng”.
Thế nào là nghèo khổ? Dù tôi đã đem hết kiến thức ra trả lời, nhưng vẫn nhận được cái lắc đầu của ông Nguyễn Văn Nghiệp - một lão nông Việt Hải. Ông Nghiệp đưa ra một ví dụ sinh động: “Tôi vốn sinh ra ở Hà Nội, sau bao biến cố cuộc đời trở thành một gã giang hồ lang thang khắp chốn. 40 năm trước, tôi dừng chân ở cái nơi heo hút này rồi lấy vợ, sinh con. Cậu bảo thế nào là khổ? Ở đây không bao giờ lo đói vì trên rừng không thiếu quả cây, cánh đồng phì nhiêu dưới chân núi, cá tôm ngay dưới mấy đầm... Còn không khí ở đây thì tuyệt, tôi năm nay 78 tuổi rồi, vẫn sáng sáng chạy bộ 5km, 40 năm không một lần phải dùng đến một viên thuốc. Thế là chúng tôi sướng chứ!”.
Có lẽ quen “sướng” rồi nên bất cứ cái gì liên quan đến “khổ”, người Việt Hải đều ngại. Sinh con, đẻ cái là một cái “khổ” nên ở Việt Hải người ta rất ngại đẻ. Dân quá ít, người ta lại không chịu đẻ trong khi là xã tách biệt hẳn với các địa phương khác nên mới có chuyện chính quyền vận động các phụ nữ... đẻ cùng năm để các cháu mới sinh ra có thể học cùng một lớp. Chuyện thật như đùa này được chính Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Lợi xác nhận một cách rất nghiêm túc: “Đó là chủ trương của chính quyền xã”.
Dân không... chịu đẻ, chỉ có các cô giáo ở Trường Tiểu học Việt Hải là khổ (Việt Hải không có trường THCS và THPT, các cháu học xong tiểu học được đưa vào Trường nội trú Đồ Sơn - Hải Phòng học theo tiêu chuẩn xã đảo đặc biệt khó khăn). Cô Phạm Thị Thúy Ngọc - hiệu trưởng - cứ than ngắn thở dài: “Chỉ mong người dân... đẻ để chúng tôi có học sinh dạy, chứ cả trường chỉ có 20 học sinh chia đều cho các lớp từ 1 đến 5. Mỗi khi lên lớp, nhìn khắp các dãy bàn chỉ có vài học sinh cũng buồn lắm”.
Nghe câu nói này của cô Ngọc, tôi chợt bật cười khi nhớ lại mới ít phút trước, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Lợi khoe thành tích mà mặt buồn rười rượi: “Xã vừa được nhận bằng khen lần thứ hai của huyện vì thành tích 5 năm liền không có người sinh con thứ ba”. Ở Việt Hải quả thật có nhiều sự lạ đời. Dân số 10 năm qua ở đây không tăng mà lại có xu hướng giảm, trường tiểu học xã đang đứng trước nguy cơ không có học sinh.
Voọc Cát Bà từng là “món ăn” không mấy hấp dẫn
< Khách Tây leo núi.
Ngày nay, người Việt Hải dần quen với cảnh những đoàn du khách nước ngoài từ rừng đi tới, từ biển đi vào ngắm cảnh, xì xồ bàn tán, giơ máy ảnh chụp từ cảnh núi rừng đến căn bếp nhà họ. Bằng chứng là theo báo cáo của UBND xã, năm 2011 Việt Hải đón 12.000 lượt khách, từ đầu năm đến nay có hơn 7.000 người nước ngoài đến du lịch. Nhưng, tiếc thay, báo cáo đó chẳng có dòng nào nói về khách du lịch Việt.
Người nước ngoài đến Việt Hải nói chuyện bằng nhiều ngôn ngữ, nhưng dù là tiếng Anh, Pháp, Đức... có một từ mà khi khách phát ngôn ra, người bản địa đều hiểu là từ “Cat Ba vooc”.
Con voọc Cát Bà là loài linh trưởng quý hiếm, trên toàn thế giới chỉ ở Vườn quốc gia Cát Bà mới có. Chúng hiện chỉ còn khoảng 50 cá thể nên đang nằm trong danh sách 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Phần đông các vị khách nước ngoài tới Vườn quốc gia Cát Bà, lặn lội vượt hàng chục cây số, xuyên qua rừng rồi ra Việt Hải đều mong muốn một lần được nhìn thấy voọc Cát Bà ở đâu đó trên ngọn cây.
Nhắc tới loài voọc Cát Bà nay đã nổi tiếng khắp thế giới, ông Nguyễn Văn Nghiệp bảo: “Cách đây 30 năm, loài này sống đầy ở Việt Hải, chúng kéo từng đàn xuống ăn trộm ngô, khoai của chúng tôi. Khi đó, thỉnh thoảng chúng tôi mới “làm vài con” vì chẳng mấy ai khoái món thịt khỉ hôi rình, trong khi sơn dương, nai, hoẵng cứ tràn ngập ra đấy...”. Nói đến đây, ông Nghiệp thở dài: “Nào có ai biết đấy là loài quý hiếm đến vậy? Đến gần 10 năm nay, tôi chẳng thấy bóng dáng con voọc nào”.
< Khách du lịch đến thăm xã Việt Hải (Cát Hải).
Lối sống tự cấp tự túc, dựa vào rừng ở Việt Hải rồi cũng phải đến lúc thay đổi. Người Việt Hải bao năm qua sống dựa vào rừng, nhưng cũng tàn phá rừng quá mức. Được thiên nhiên ban tặng phong cảnh đẹp, nhưng bao năm qua người dân khá thờ ơ với ngành công nghiệp không khói - du lịch. 10 năm qua, Việt Hải đón hàng chục nghìn lượt khách, nhưng cách “làm du lịch” của người dân mới chỉ dừng lại ở việc bán vài gói mì tôm, chai nước lọc.
Mấy năm gần đây, vài hộ năng động nhất xã đứng ra nhận hợp đồng đưa khách tham quan, ăn nghỉ tại miền quê “đảo của đảo”. Bộ đội biên phòng Hải Phòng cũng vừa triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển bền vững ở đây. Khách du lịch đến Việt Hải ngày càng đông, nhưng hy vọng “nàng công chúa ngủ trong rừng” sẽ không vì thế mà phai mờ nhan sắc. Tiếc thay, điều này quả là không dễ dàng gì...
Du lịch, GO! - Theo Việt Hoà (Laodong)
Đó là xã Việt Hải thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) - một nơi kỳ lạ với những con người kỳ lạ.
“Nàng công chúa ngủ trong rừng”
Đó là mỹ từ mà khách du lịch nước ngoài trìu mến truyền tai nhau sau những chuyến khám phá Việt Hải. Thật lạ là “nàng tiên” này lại nằm ngủ gần chốn phàm đến vậy, chỉ cách thị trấn du lịch Cát Bà hơn 10km đường chim bay.
< Bên giếng nước cổ.
Theo địa giới hành chính thì Việt Hải được gọi là xã với diện tích 86,25km², còn theo chỉ giới địa lý thì nó là một thung lũng nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cái rẻo đất này nằm lọt thỏm giữa biển khơi, bao bọc bởi núi cao và rừng già của vườn quốc gia nên trở thành một ốc đảo tách biệt với phần còn lại của Cát Bà. Chính vì vậy, Việt Hải còn được người ta gọi là “đảo của đảo”.
Nhận lời đưa tôi thăm Việt Hải, anh bạn vốn là dân thổ địa ở Cát Bà cho biết: Để tới được Việt Hải có hai con đường, một là đường biển xuất phát từ bến Bèo (thị trấn Cát Bà), đi tàu mất khoảng 45 phút. Con đường thứ hai là xuyên qua Vườn quốc gia Cát Bà, lội bộ đường rừng khoảng 8 giờ. Chiếc thuyền gỗ gắn máy phành phạch len lỏi qua những mỏm đá lô xô nơi vịnh Lan Hạ quanh năm nước xanh biếc đưa chúng tôi tiến tới xã Việt Hải.
Tới rồi. Chiếc thuyền cập mạn vào cầu tàu khá kiên cố nối với con đường trải nhựa khiến nhiều người có cảm giác về một xã đảo được đầu tư và... chẳng có gì đặc biệt. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là con đường với tổng chiều dài 4,8km mà chúng tôi vừa đặt chân lên là không có một nhánh nào đâm ngang, không thể gọi là đường liên xã, liên huyện vì nó chẳng nối với con đường nào khác.
Bác chủ thuyền đồng thời cũng là xe ôm chở chúng tôi đi tham quan Việt Hải kể: “Ngày xưa (cách đây khoảng 10 năm), ở Việt Hải chưa có đường nhựa như bây giờ. Cái hang mà mình vừa phóng xe máy qua là hang... tụt quần. Sở dĩ có cái tên này là vì hang luôn luôn ngập nước nên người đi qua phải cởi quần áo đội lên đầu cho khỏi ướt.
Có lần, mấy bà đi chợ từ đầu hang này sang, phía bên kia có mấy vị cán bộ huyện đang trên đường vào xã. Họ gặp nhau giữa hang, quá bất ngờ cả hai phía đều kêu “ối” thẹn thùng, còn quần áo đội trên đầu thì rơi tõm xuống nước”. Có lẽ đó chỉ là câu chuyện mà người Việt Hải bịa ra cho vui, nhưng mới cách đây 10 năm mà nghe xa xôi quá.
Chợt nhớ Vũ Minh Thọ - người từng được bình chọn là một trong 11 hướng dẫn viên du lịch giỏi nhất thế giới - có lần nói với tôi: Mới chỉ 10 năm trước thôi, cảnh vật và con người Việt Hải vẫn mang nét thuần phác, hoang sơ hút hồn bất cứ ai một lần ghé qua. Thung lũng nằm gọn giữa bốn bề rừng cây, núi đá của Vườn quốc gia Cát Bà, điểm xuyết là những ngôi nhà tường trình bằng đất, lợp mái lá nằm dựa lưng vào triền núi của người dân như cảnh trong những bộ phim cổ trang Châu Á.
Ngày nay ở Việt Hải nhà ngói, nhà mái bằng đang dần thay thế nhà mái lá khiến những người làm du lịch như Thọ tiếc rẻ. Tuy vậy, người ta cũng hài lòng vì Việt Hải vẫn cơ bản giữ được nét hoang sơ, hữu tình. Những loài hoa, cỏ dại vẫn mọc chen lối, tỏa hương thơm ngát khắp thung lũng. Cheo leo trên những đỉnh núi bao quanh, bóng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn vươn cành lá trùm lên khắp xã đảo trong những buổi chiều tà.
Vận động phụ nữ trên đảo cùng đẻ... một năm
< Người Việt Hải vẫn giữ lối sống giản đơn như bao đời nay.
Sống giữa một “ốc đảo” tách biệt nên người Việt Hải cũng có những điểm thật lạ lùng. 60 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu quần cư nơi đây vẫn tự cấp, tự túc lương thực - thực phẩm và nguồn thu nhập chính của họ dựa vào “săn bắt, hái lượm” những sản vật từ rừng. Dù sống giữa biển cả, nhưng chẳng người nào ở Việt Hải biết nghề đi biển. Cá họ kiếm được lại chủ yếu ở mấy chiếc đầm quanh đảo. Rất kém cỏi trong việc tiếp cận cơ chế thị trường, người Việt Hải ngày nay cứ như thờ ơ trước câu đánh giá: “Việt Hải là một trong những xã nghèo nhất TP.Hải Phòng”.
Thế nào là nghèo khổ? Dù tôi đã đem hết kiến thức ra trả lời, nhưng vẫn nhận được cái lắc đầu của ông Nguyễn Văn Nghiệp - một lão nông Việt Hải. Ông Nghiệp đưa ra một ví dụ sinh động: “Tôi vốn sinh ra ở Hà Nội, sau bao biến cố cuộc đời trở thành một gã giang hồ lang thang khắp chốn. 40 năm trước, tôi dừng chân ở cái nơi heo hút này rồi lấy vợ, sinh con. Cậu bảo thế nào là khổ? Ở đây không bao giờ lo đói vì trên rừng không thiếu quả cây, cánh đồng phì nhiêu dưới chân núi, cá tôm ngay dưới mấy đầm... Còn không khí ở đây thì tuyệt, tôi năm nay 78 tuổi rồi, vẫn sáng sáng chạy bộ 5km, 40 năm không một lần phải dùng đến một viên thuốc. Thế là chúng tôi sướng chứ!”.
Có lẽ quen “sướng” rồi nên bất cứ cái gì liên quan đến “khổ”, người Việt Hải đều ngại. Sinh con, đẻ cái là một cái “khổ” nên ở Việt Hải người ta rất ngại đẻ. Dân quá ít, người ta lại không chịu đẻ trong khi là xã tách biệt hẳn với các địa phương khác nên mới có chuyện chính quyền vận động các phụ nữ... đẻ cùng năm để các cháu mới sinh ra có thể học cùng một lớp. Chuyện thật như đùa này được chính Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Lợi xác nhận một cách rất nghiêm túc: “Đó là chủ trương của chính quyền xã”.
Dân không... chịu đẻ, chỉ có các cô giáo ở Trường Tiểu học Việt Hải là khổ (Việt Hải không có trường THCS và THPT, các cháu học xong tiểu học được đưa vào Trường nội trú Đồ Sơn - Hải Phòng học theo tiêu chuẩn xã đảo đặc biệt khó khăn). Cô Phạm Thị Thúy Ngọc - hiệu trưởng - cứ than ngắn thở dài: “Chỉ mong người dân... đẻ để chúng tôi có học sinh dạy, chứ cả trường chỉ có 20 học sinh chia đều cho các lớp từ 1 đến 5. Mỗi khi lên lớp, nhìn khắp các dãy bàn chỉ có vài học sinh cũng buồn lắm”.
Nghe câu nói này của cô Ngọc, tôi chợt bật cười khi nhớ lại mới ít phút trước, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Lợi khoe thành tích mà mặt buồn rười rượi: “Xã vừa được nhận bằng khen lần thứ hai của huyện vì thành tích 5 năm liền không có người sinh con thứ ba”. Ở Việt Hải quả thật có nhiều sự lạ đời. Dân số 10 năm qua ở đây không tăng mà lại có xu hướng giảm, trường tiểu học xã đang đứng trước nguy cơ không có học sinh.
Voọc Cát Bà từng là “món ăn” không mấy hấp dẫn
< Khách Tây leo núi.
Ngày nay, người Việt Hải dần quen với cảnh những đoàn du khách nước ngoài từ rừng đi tới, từ biển đi vào ngắm cảnh, xì xồ bàn tán, giơ máy ảnh chụp từ cảnh núi rừng đến căn bếp nhà họ. Bằng chứng là theo báo cáo của UBND xã, năm 2011 Việt Hải đón 12.000 lượt khách, từ đầu năm đến nay có hơn 7.000 người nước ngoài đến du lịch. Nhưng, tiếc thay, báo cáo đó chẳng có dòng nào nói về khách du lịch Việt.
Người nước ngoài đến Việt Hải nói chuyện bằng nhiều ngôn ngữ, nhưng dù là tiếng Anh, Pháp, Đức... có một từ mà khi khách phát ngôn ra, người bản địa đều hiểu là từ “Cat Ba vooc”.
Con voọc Cát Bà là loài linh trưởng quý hiếm, trên toàn thế giới chỉ ở Vườn quốc gia Cát Bà mới có. Chúng hiện chỉ còn khoảng 50 cá thể nên đang nằm trong danh sách 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Phần đông các vị khách nước ngoài tới Vườn quốc gia Cát Bà, lặn lội vượt hàng chục cây số, xuyên qua rừng rồi ra Việt Hải đều mong muốn một lần được nhìn thấy voọc Cát Bà ở đâu đó trên ngọn cây.
Nhắc tới loài voọc Cát Bà nay đã nổi tiếng khắp thế giới, ông Nguyễn Văn Nghiệp bảo: “Cách đây 30 năm, loài này sống đầy ở Việt Hải, chúng kéo từng đàn xuống ăn trộm ngô, khoai của chúng tôi. Khi đó, thỉnh thoảng chúng tôi mới “làm vài con” vì chẳng mấy ai khoái món thịt khỉ hôi rình, trong khi sơn dương, nai, hoẵng cứ tràn ngập ra đấy...”. Nói đến đây, ông Nghiệp thở dài: “Nào có ai biết đấy là loài quý hiếm đến vậy? Đến gần 10 năm nay, tôi chẳng thấy bóng dáng con voọc nào”.
< Khách du lịch đến thăm xã Việt Hải (Cát Hải).
Lối sống tự cấp tự túc, dựa vào rừng ở Việt Hải rồi cũng phải đến lúc thay đổi. Người Việt Hải bao năm qua sống dựa vào rừng, nhưng cũng tàn phá rừng quá mức. Được thiên nhiên ban tặng phong cảnh đẹp, nhưng bao năm qua người dân khá thờ ơ với ngành công nghiệp không khói - du lịch. 10 năm qua, Việt Hải đón hàng chục nghìn lượt khách, nhưng cách “làm du lịch” của người dân mới chỉ dừng lại ở việc bán vài gói mì tôm, chai nước lọc.
Mấy năm gần đây, vài hộ năng động nhất xã đứng ra nhận hợp đồng đưa khách tham quan, ăn nghỉ tại miền quê “đảo của đảo”. Bộ đội biên phòng Hải Phòng cũng vừa triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển bền vững ở đây. Khách du lịch đến Việt Hải ngày càng đông, nhưng hy vọng “nàng công chúa ngủ trong rừng” sẽ không vì thế mà phai mờ nhan sắc. Tiếc thay, điều này quả là không dễ dàng gì...
Du lịch, GO! - Theo Việt Hoà (Laodong)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét