Bà chủ quán độ gần 50 tuổi với cái giọng đặc sệt xứ Quảng còn cho biết: Không chỉ có cháo lòng mà hầu hết mọi thứ ở nơi đây đều khá bình dân, bởi những Tây ở đây phần lớn cũng thuộc diện “Tây bình dân” với sở thích là... “tiêu tiền lẻ”.
Nếu như Hà Nội nổi tiếng với nhiều con phố gắn liền với “văn hóa hàng quán” của Đồng bằng Bắc bộ như: Hàng Gà, hàng Mành, hàng Chiếu... thì phố Sài Gòn lại được nhiều người nhắc đến với những cái tên gắn liền với từng dân tộc nghe qua thấy ngồ ngộ như: phố Tàu, phố Miên, phố Hàn... mà nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến “phố Tây balô”.
Dù không chính thức nhưng cái tên này từ lâu đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với dân Sài Gòn. Thậm chí tạp chí hướng dẫn du lịch có uy tín trên thế giới là Lovely Planet (hành tinh đẹp) cũng đã đưa con phố này vào danh sách hướng dẫn cho khách quốc tế đến TP.Hồ Chí Minh.
Với vị trí nằm ngay giữa trung tâm Q1-TP.HCM, “Phố Tây” được “phân lô” trong khu tứ giác: Phạm Ngũ Lão - Đề Thám - Bùi Viện - Đỗ Quang Đẩu. Bên cạnh những tòa nhà cao tầng sang trọng và những đường phố rộng rãi, tấp nập xe cộ qua lại, khu phố Tây Phạm Ngũ Lão lại tỏ ra bình dân và khiêm tốn với những dãy phố, con hẻm hẹp và dài đặc trưng của đất Sài Gòn.
Lần lại lịch sử của khu phố này qua một số tài liệu còn lưu lại thì được biết, “phố Tây” hình thành vào khoảng năm 1986, khi có một vài nhóm du khách Pháp, Nhật, Mỹ tình cờ cùng tập trung về lưu trú tại đây. Lý do họ chọn khu này có lẽ vì gần chợ Bến Thành, lại ở trung tâm thành phố nên việc đi lại dễ dàng tiện lợi.
Trong ký ức của nhiều người thì ngày đó, những con đường, ngõ hẻm trong phố khá yên tĩnh. Dọc theo đường Phạm Ngũ Lão là nhà ga xe lửa (nay là công viên 29/3), cỏ mọc xanh um như một cánh đồng nằm ngay trong lòng thành phố. Hàng quán thì lèo tèo vài tiệm phở và quán bún bò bình dân.
Khách Tây đổ về ngày một nhiều, khu phố này cũng dần biến đổi để thích nghi với nhu cầu của một vùng “chuyên biệt” cho Tây. Đủ các dịch vụ du lịch, từ cho thuê xe máy, xe đạp đến làm đẹp, ăn uống... cho đến cả “móc túi”, “gái mại dâm” cũng dần nở rộ. Chỉ cần bước chân ra khỏi khách sạn là có thể bắt gặp tất cả.
Đặc biệt từ năm 1993, khi được nhắc đến trong tập sách du lịch Lonely Planet (nổi tiếng trên 150 quốc gia), nhiều nhóm khách “du lịch bụi” từ Nhật, Pháp, Úc, Anh, Tây Ban Nha... đã đưa nó vào “điểm hẹn” của họ khi đến Sài Gòn. Các vị khách này thường đeo ba lô hành lý đi lòng vòng tìm chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, thấy vậy người dân ở đây bèn gọi là “Tây ba lô”. Tên phố ra đời từ đó.
5h30 chiều, tôi ghé vào bar Cyclo trên đường Phạm Ngũ Lão. Giá cả ở đây cũng phù hợp với một số du khách không dư dả nhiều về tiền bạc. Đến khoảng 7h tối, khi bên ngoài đèn đường bắt đầu bật sáng, thì trong bar, nhạc cũng bắt đầu chát chúa. Nhiều đôi trai Tây gái ngoại, cả trai Tây gái Việt dìu dắt nhau nhún nhảy, tiếng bước chân lẫn vào những tiếng cười nói, những tràng tiếng anh “bồi” hoặc những câu tiếng Việt lơ lớ.
Sau gần hai giờ đồng hồ thử làm “Tây balô” trong bar tôi mò ra ngoài tìm một tô cháo lòng. Giữa khu phố có tên khá sang trọng này, chỉ phải trả 15.000 đồng cho một tô cháo là một cái giá khá bất ngờ với nhiều người.
Bà chủ quán độ gần 50 tuổi với cái giọng đặc sệt xứ Quảng còn cho biết: Không chỉ có cháo lòng mà hầu hết mọi thứ ở nơi đây đều khá bình dân, bởi những Tây ở đây phần lớn cũng thuộc diện “Tây bình dân” với sở thích là... “tiêu tiền lẻ”. Họ đến nước mình du dịch theo hình thức du lịch tự túc, không thông qua các công ty du lịch. Tiền thì lấy từ nguồn trợ cấp thất nghiệp của chính phủ nên việc tiêu pha cũng khá dè xẻn.
Đánh mắt sang ông Tây râu tóc vàng hoe đang xì xụp húp cháo cạnh tôi bà cười cười bảo: “Ông” này tên là Philip, tuần trước vừa mới đặt chân đến đây thì bị một ả cave vờ ngọt nhạt ôm eo, sờ soạng rồi móc túi cho bằng sạch.
May mà còn sót lại tí tiền trong ba lô không là “móm”... Bà chủ quán đang còn hào hứng kể thì Philip đã húp xong tô cháo, đứng dậy xòe ra 15.000 đồng gấp sẵn. “Ông Tây” nhìn tôi nhoẻn miệng cười rồi xách ba lô đi ra lề đường vẫy một chiếc xe. Tôi không nhìn theo nữa nhưng cũng biết đó không phải là một chiếc taxi bởi có một cái giọng lơ lớ vang lên: “Xe ô ơm... xe ô ơm.”
Vậy nhưng khu phố tại phường Phạm Ngũ Lão, nơi thu hút khách du lịch nước ngoài đi du lịch theo kiểu tự túc – với bình quân mỗi ngày đón khoảng 1.900 lượt khách, đem về nguồn thu hơn 8.000 tỉ đồng mỗi năm! Đây là nguồn thông tin từ bản Hoạch định phát triển phố du lịch Phạm Ngũ Lão trong giai đoạn 2010 – 2020 do trường Đại học Kinh tế TPHCM và UBND quận 1 thực hiện.
Du lịch, GO! - Theo Phạm Khoa (Tạp chí Người Đưa Tin, Thesaigontimes)
Nếu như Hà Nội nổi tiếng với nhiều con phố gắn liền với “văn hóa hàng quán” của Đồng bằng Bắc bộ như: Hàng Gà, hàng Mành, hàng Chiếu... thì phố Sài Gòn lại được nhiều người nhắc đến với những cái tên gắn liền với từng dân tộc nghe qua thấy ngồ ngộ như: phố Tàu, phố Miên, phố Hàn... mà nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến “phố Tây balô”.
Dù không chính thức nhưng cái tên này từ lâu đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với dân Sài Gòn. Thậm chí tạp chí hướng dẫn du lịch có uy tín trên thế giới là Lovely Planet (hành tinh đẹp) cũng đã đưa con phố này vào danh sách hướng dẫn cho khách quốc tế đến TP.Hồ Chí Minh.
Với vị trí nằm ngay giữa trung tâm Q1-TP.HCM, “Phố Tây” được “phân lô” trong khu tứ giác: Phạm Ngũ Lão - Đề Thám - Bùi Viện - Đỗ Quang Đẩu. Bên cạnh những tòa nhà cao tầng sang trọng và những đường phố rộng rãi, tấp nập xe cộ qua lại, khu phố Tây Phạm Ngũ Lão lại tỏ ra bình dân và khiêm tốn với những dãy phố, con hẻm hẹp và dài đặc trưng của đất Sài Gòn.
Lần lại lịch sử của khu phố này qua một số tài liệu còn lưu lại thì được biết, “phố Tây” hình thành vào khoảng năm 1986, khi có một vài nhóm du khách Pháp, Nhật, Mỹ tình cờ cùng tập trung về lưu trú tại đây. Lý do họ chọn khu này có lẽ vì gần chợ Bến Thành, lại ở trung tâm thành phố nên việc đi lại dễ dàng tiện lợi.
Trong ký ức của nhiều người thì ngày đó, những con đường, ngõ hẻm trong phố khá yên tĩnh. Dọc theo đường Phạm Ngũ Lão là nhà ga xe lửa (nay là công viên 29/3), cỏ mọc xanh um như một cánh đồng nằm ngay trong lòng thành phố. Hàng quán thì lèo tèo vài tiệm phở và quán bún bò bình dân.
Khách Tây đổ về ngày một nhiều, khu phố này cũng dần biến đổi để thích nghi với nhu cầu của một vùng “chuyên biệt” cho Tây. Đủ các dịch vụ du lịch, từ cho thuê xe máy, xe đạp đến làm đẹp, ăn uống... cho đến cả “móc túi”, “gái mại dâm” cũng dần nở rộ. Chỉ cần bước chân ra khỏi khách sạn là có thể bắt gặp tất cả.
Đặc biệt từ năm 1993, khi được nhắc đến trong tập sách du lịch Lonely Planet (nổi tiếng trên 150 quốc gia), nhiều nhóm khách “du lịch bụi” từ Nhật, Pháp, Úc, Anh, Tây Ban Nha... đã đưa nó vào “điểm hẹn” của họ khi đến Sài Gòn. Các vị khách này thường đeo ba lô hành lý đi lòng vòng tìm chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, thấy vậy người dân ở đây bèn gọi là “Tây ba lô”. Tên phố ra đời từ đó.
5h30 chiều, tôi ghé vào bar Cyclo trên đường Phạm Ngũ Lão. Giá cả ở đây cũng phù hợp với một số du khách không dư dả nhiều về tiền bạc. Đến khoảng 7h tối, khi bên ngoài đèn đường bắt đầu bật sáng, thì trong bar, nhạc cũng bắt đầu chát chúa. Nhiều đôi trai Tây gái ngoại, cả trai Tây gái Việt dìu dắt nhau nhún nhảy, tiếng bước chân lẫn vào những tiếng cười nói, những tràng tiếng anh “bồi” hoặc những câu tiếng Việt lơ lớ.
Sau gần hai giờ đồng hồ thử làm “Tây balô” trong bar tôi mò ra ngoài tìm một tô cháo lòng. Giữa khu phố có tên khá sang trọng này, chỉ phải trả 15.000 đồng cho một tô cháo là một cái giá khá bất ngờ với nhiều người.
Bà chủ quán độ gần 50 tuổi với cái giọng đặc sệt xứ Quảng còn cho biết: Không chỉ có cháo lòng mà hầu hết mọi thứ ở nơi đây đều khá bình dân, bởi những Tây ở đây phần lớn cũng thuộc diện “Tây bình dân” với sở thích là... “tiêu tiền lẻ”. Họ đến nước mình du dịch theo hình thức du lịch tự túc, không thông qua các công ty du lịch. Tiền thì lấy từ nguồn trợ cấp thất nghiệp của chính phủ nên việc tiêu pha cũng khá dè xẻn.
Đánh mắt sang ông Tây râu tóc vàng hoe đang xì xụp húp cháo cạnh tôi bà cười cười bảo: “Ông” này tên là Philip, tuần trước vừa mới đặt chân đến đây thì bị một ả cave vờ ngọt nhạt ôm eo, sờ soạng rồi móc túi cho bằng sạch.
May mà còn sót lại tí tiền trong ba lô không là “móm”... Bà chủ quán đang còn hào hứng kể thì Philip đã húp xong tô cháo, đứng dậy xòe ra 15.000 đồng gấp sẵn. “Ông Tây” nhìn tôi nhoẻn miệng cười rồi xách ba lô đi ra lề đường vẫy một chiếc xe. Tôi không nhìn theo nữa nhưng cũng biết đó không phải là một chiếc taxi bởi có một cái giọng lơ lớ vang lên: “Xe ô ơm... xe ô ơm.”
Vậy nhưng khu phố tại phường Phạm Ngũ Lão, nơi thu hút khách du lịch nước ngoài đi du lịch theo kiểu tự túc – với bình quân mỗi ngày đón khoảng 1.900 lượt khách, đem về nguồn thu hơn 8.000 tỉ đồng mỗi năm! Đây là nguồn thông tin từ bản Hoạch định phát triển phố du lịch Phạm Ngũ Lão trong giai đoạn 2010 – 2020 do trường Đại học Kinh tế TPHCM và UBND quận 1 thực hiện.
Du lịch, GO! - Theo Phạm Khoa (Tạp chí Người Đưa Tin, Thesaigontimes)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét