Quy định chỉ được tắm biển từ 7 - 17 giờ mỗi ngày đang gây khó cho ngành du lịch Vũng Tàu.
17 giờ ngày 27.6, chúng tôi đứng trước Khu du lịch (KDL) Paradise (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu), đường Thùy Vân - Nguyễn An Ninh, chứng kiến cảnh hàng chục người dân chạy xe vào cổng để tắm biển đều bị bảo vệ ngăn lại, không cho vào.
< Biển báo “Hết giờ tắm biển” đặt trước cổng KDL Paradise.
Bảo vệ tên H., cho biết: “Theo quy định của UBND TP.Vũng Tàu và của công ty nên chúng tôi không thể cho dân vào tắm biển giờ này được. Mỗi lần ra ngăn lại tôi ngại lắm chứ, nhưng khi cho họ vào thì chúng tôi bị công ty la rầy vì làm trái quy định của Nhà nước”.
Do bị bảo vệ ngăn lại, anh Nguyễn Văn Cường (ngụ P.Thắng Tam, TP.Vũng Tàu), bức xúc: “Sao đi tắm biển phải theo giờ quy định của nhà nước? Nếu là cán bộ công chức hay sinh viên, học sinh đi làm, đi học trong giờ hành chính thì lấy đâu ra thời gian mà đến biển để tắm? Tôi đề nghị UBND TP.Vũng Tàu phải tăng thêm thời gian tắm biển và cử lực lượng cứu hộ trực”. Trong khi đó, vào lúc 17 giờ 30 cùng ngày, khi có mặt tại KDL Bimexco (cách KDL Paradise hơn 200 m), chúng tôi vẫn thấy khách vào tắm biển rất đông. Lối dẫn xuống bãi biển của KDL này có đặt bản ghi nội dung “Giờ tắm biển từ 7 - 17 giờ. Ngoài giờ trên không có cứu hộ”. Các bảo vệ ở đây vẫn bấm phiếu giữ xe cho khách xuống tắm biển, mặc dù thời gian này đã ngoài giờ quy định.
Cấm do thiếu cứu hộ
Trao đổi với PV, ông Đoàn Thế Long, Cố vấn Tổng giám đốc Công ty liên doanh Vũng Tàu - Paradise, chia sẻ: “Quy định không cho dân tắm biển trước 7 giờ và sau 17 giờ là bất hợp lý. Trong các cuộc họp với UBND TP.Vũng Tàu, chúng tôi đều có ý kiến kéo dài thời gian tắm biển nhưng vẫn chưa thấy phản hồi”.
“Khi để người dân tắm biển ngoài giờ quy định, lỡ xảy ra sự cố chết đuối thì chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vì vậy, khi không có lực lượng cứu hộ của Nhà nước trực nữa thì chúng tôi buộc lòng không cho người dân vào tắm”, ông Long nói thêm.
Vì sao không có lực lượng cứu hộ ngoài giờ quy định? Ông Phạm Khắc Tộ, Phó trưởng ban Quản lý các KDL TP.Vũng Tàu, giải thích: “Do anh em làm việc, ngâm mình dưới nước từ sáng đến chiều thì sức đâu mà làm nổi. Giờ mà tuyển một nhân viên cứu hộ vào làm đâu có dễ”.
Theo tìm hiểu của PV, quy định chỉ được tắm biển từ 7-17 giờ được UBND TP.Vũng Tàu ban hành ngày 31.8.1996, nhưng lâu nay ít ai thực thi. Vào ngày 27.5, UBND TP.Vũng Tàu có văn bản cảnh báo nguy hiểm khi tắm biển trước 7 giờ và sau 17 giờ. Theo đó, UBND TP.Vũng Tàu đề nghị UBND các phường, xã tuyên truyền cho người dân biết những nguy hiểm khi tắm biển ngoài giờ quy định; đồng thời vận động nhân dân không nên tắm biển quá sớm hoặc quá muộn khi chưa có lực lượng trực cứu hộ. Từ sự "nhắc nhở" này, các KDL mới áp dụng trở lại quy định trên.
Trao đổi với PV, bà Trương Thị Hường, Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu lý giải: "Thời gian qua, du khách và người dân tắm biển từ sáng sớm hoặc chiều tối khi không có lực lượng cứu hộ đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết đuối. Chính vì vậy UBND TP.Vũng Tàu đã ra quy định giờ tắm biển như trên". Tuy nhiên, bà Hường cũng nói thêm với PV: “Nhưng tới đây chúng tôi sẽ kéo dài thời gian tắm biển đến 19 giờ tối”.
Đà Nẵng cho phép tắm biển từ 4 giờ 30 - 19 giờ
Theo Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng (BQL), khách tắm biển tập trung nhiều nhất ở 2 khu vực từ bãi tắm Sao Biển đường Trường Sa đến đường Hoàng Sa, P.Thọ Quang và ven biển đường Nguyễn Tất Thành từ P.Xuân Hà đến P.Hòa Hiệp Nam. Hai bãi tắm trải dài khoảng 9 km này hiện có 17 trạm cứu hộ cùng 93 nhân viên, mỗi trạm cách nhau 500 m.
BQL đã đặt bảng thông báo và dùng hệ thống phát thanh khuyến cáo du khách nên tắm từ 4 giờ 30 đến 19 giờ hằng ngày và nên tắm gần khu vực có trạm cứu hộ để được hỗ trợ kịp thời. Người dân và du khách đến Đà Nẵng cũng đã quen với giờ giấc tắm biển như khuyến cáo nên hầu hết đều tuân thủ. Nhờ có các trạm cứu hộ với số nhân viên trực khá đông và được đào tạo bài bản, 6 tháng đầu năm, lực lượng cứu hộ đã cứu 110 trường hợp đuối nước.
Du lịch, GO! - Theo báo Thanh Niên
17 giờ ngày 27.6, chúng tôi đứng trước Khu du lịch (KDL) Paradise (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu), đường Thùy Vân - Nguyễn An Ninh, chứng kiến cảnh hàng chục người dân chạy xe vào cổng để tắm biển đều bị bảo vệ ngăn lại, không cho vào.
< Biển báo “Hết giờ tắm biển” đặt trước cổng KDL Paradise.
Bảo vệ tên H., cho biết: “Theo quy định của UBND TP.Vũng Tàu và của công ty nên chúng tôi không thể cho dân vào tắm biển giờ này được. Mỗi lần ra ngăn lại tôi ngại lắm chứ, nhưng khi cho họ vào thì chúng tôi bị công ty la rầy vì làm trái quy định của Nhà nước”.
Do bị bảo vệ ngăn lại, anh Nguyễn Văn Cường (ngụ P.Thắng Tam, TP.Vũng Tàu), bức xúc: “Sao đi tắm biển phải theo giờ quy định của nhà nước? Nếu là cán bộ công chức hay sinh viên, học sinh đi làm, đi học trong giờ hành chính thì lấy đâu ra thời gian mà đến biển để tắm? Tôi đề nghị UBND TP.Vũng Tàu phải tăng thêm thời gian tắm biển và cử lực lượng cứu hộ trực”. Trong khi đó, vào lúc 17 giờ 30 cùng ngày, khi có mặt tại KDL Bimexco (cách KDL Paradise hơn 200 m), chúng tôi vẫn thấy khách vào tắm biển rất đông. Lối dẫn xuống bãi biển của KDL này có đặt bản ghi nội dung “Giờ tắm biển từ 7 - 17 giờ. Ngoài giờ trên không có cứu hộ”. Các bảo vệ ở đây vẫn bấm phiếu giữ xe cho khách xuống tắm biển, mặc dù thời gian này đã ngoài giờ quy định.
Cấm do thiếu cứu hộ
Trao đổi với PV, ông Đoàn Thế Long, Cố vấn Tổng giám đốc Công ty liên doanh Vũng Tàu - Paradise, chia sẻ: “Quy định không cho dân tắm biển trước 7 giờ và sau 17 giờ là bất hợp lý. Trong các cuộc họp với UBND TP.Vũng Tàu, chúng tôi đều có ý kiến kéo dài thời gian tắm biển nhưng vẫn chưa thấy phản hồi”.
“Khi để người dân tắm biển ngoài giờ quy định, lỡ xảy ra sự cố chết đuối thì chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vì vậy, khi không có lực lượng cứu hộ của Nhà nước trực nữa thì chúng tôi buộc lòng không cho người dân vào tắm”, ông Long nói thêm.
Vì sao không có lực lượng cứu hộ ngoài giờ quy định? Ông Phạm Khắc Tộ, Phó trưởng ban Quản lý các KDL TP.Vũng Tàu, giải thích: “Do anh em làm việc, ngâm mình dưới nước từ sáng đến chiều thì sức đâu mà làm nổi. Giờ mà tuyển một nhân viên cứu hộ vào làm đâu có dễ”.
Theo tìm hiểu của PV, quy định chỉ được tắm biển từ 7-17 giờ được UBND TP.Vũng Tàu ban hành ngày 31.8.1996, nhưng lâu nay ít ai thực thi. Vào ngày 27.5, UBND TP.Vũng Tàu có văn bản cảnh báo nguy hiểm khi tắm biển trước 7 giờ và sau 17 giờ. Theo đó, UBND TP.Vũng Tàu đề nghị UBND các phường, xã tuyên truyền cho người dân biết những nguy hiểm khi tắm biển ngoài giờ quy định; đồng thời vận động nhân dân không nên tắm biển quá sớm hoặc quá muộn khi chưa có lực lượng trực cứu hộ. Từ sự "nhắc nhở" này, các KDL mới áp dụng trở lại quy định trên.
Trao đổi với PV, bà Trương Thị Hường, Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu lý giải: "Thời gian qua, du khách và người dân tắm biển từ sáng sớm hoặc chiều tối khi không có lực lượng cứu hộ đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết đuối. Chính vì vậy UBND TP.Vũng Tàu đã ra quy định giờ tắm biển như trên". Tuy nhiên, bà Hường cũng nói thêm với PV: “Nhưng tới đây chúng tôi sẽ kéo dài thời gian tắm biển đến 19 giờ tối”.
Đà Nẵng cho phép tắm biển từ 4 giờ 30 - 19 giờ
Theo Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng (BQL), khách tắm biển tập trung nhiều nhất ở 2 khu vực từ bãi tắm Sao Biển đường Trường Sa đến đường Hoàng Sa, P.Thọ Quang và ven biển đường Nguyễn Tất Thành từ P.Xuân Hà đến P.Hòa Hiệp Nam. Hai bãi tắm trải dài khoảng 9 km này hiện có 17 trạm cứu hộ cùng 93 nhân viên, mỗi trạm cách nhau 500 m.
BQL đã đặt bảng thông báo và dùng hệ thống phát thanh khuyến cáo du khách nên tắm từ 4 giờ 30 đến 19 giờ hằng ngày và nên tắm gần khu vực có trạm cứu hộ để được hỗ trợ kịp thời. Người dân và du khách đến Đà Nẵng cũng đã quen với giờ giấc tắm biển như khuyến cáo nên hầu hết đều tuân thủ. Nhờ có các trạm cứu hộ với số nhân viên trực khá đông và được đào tạo bài bản, 6 tháng đầu năm, lực lượng cứu hộ đã cứu 110 trường hợp đuối nước.
Du lịch, GO! - Theo báo Thanh Niên
0 nhận xét :
Đăng nhận xét