Từ mũi Thanh Thủy chạy vào nam, bờ biển tỉnh Quảng Ngãi xuôi dần ra phía sóng, đến vùng bán đảo Châu My Đông thì gặp dãy núi Long Sơn -Tham Hội theo hướng tây nam – đông bắc ùa về. Như bị khơi xa mê hoặc, núi trượt chân đổ dài lên những khối đá ong, đá đen để tạo thành mũi Ba Làng An (Cape Batangan) hùng vĩ và thơ mộng. Quá mũi Ba Làng An về phía nam là vụng biển Sa Kỳ, giữa Sa Kỳ và Ba làng An là thắng cảnh An Hải sa bàn (mâm cát An Hải).
Không giống như những dải cát hẹp dưới chân mũi Ba Làng An (vốn tạo thành từ trầm tích, lẫn nhiều dăm sạn, đá cuội và sét bột màu xám vàng), trảng cát An Hải khá rộng, thành phần chính là cát thạch anh, hạt tròn đều, từ thô đến mịn, màu trắng ngã sang phớt vàng. Những khi triều xuống, nhìn từ mõm xóm Câu, lọt giữa vụng biển và chân núi là một vùng cát quây tròn như thể chiếc mâm khổng lồ của hóa công bày ra trong bao la trời đất.
Vẻ đẹp của An Hải sa bàn nằm trong tổng thể thiên nhiên diệu kỳ của cả một vùng trời biển khoáng đạt kéo dài từ mũi Ba Làng An đến làng chài An Vĩnh. Ở đây, những đồi núi đá ong, đá trầm tích lô nhô chồm ra biển.
Gió trời và sóng biển tự vạn năm xô vào vách đá, ăn dần chân núi, tạo ra những chớn đá hình cánh cung và nhiều hình thù kỳ ảo trên vách núi. Vương vải khắp nơi là những khối phún xuất thạch màu đen tuyền, vốn là dung nham núi lửa (magma) chảy tràn ra biển từ thuở hồng hoang.
Trong một lần tham gia đoàn khảo sát và làm phim của VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam), say mê vẻ đẹp và thấu hiểu giá trị của các phiến đá Ba Làng An, Phó giáo sư Tiến sỹ Trịnh Dánh (Viện Khoa học địa chất và khoáng sản) – một chuyên gia về thạch học đã đề nghị thành lập ở đây Công viên đá quốc gia đặc biệt, đồng thời đưa vào tour du lịch khám phá các vết tích núi lửa độc đáo trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Tương phản với vẻ đẹp hùng tráng sóng gầm, biển réo của đoạn bờ biển phía bắc, từ làng chài An Vĩnh chạy về nam, qua Mỹ Khê, Cửa Đại, bờ biển đẹp say đắm, ru tình với thoai thoải cát vàng và êm ả dương xanh nối nhau viền theo mé nước.
Tiến sỹ nho học Lê Ngãi, trong tập Quảng Ngãi nhất thống chí, viết về cửa Cổ Lũy và thắng cảnh An Hải sa bàn, như sau:
“Cửa bể Sa Kỳ - Ở phía đông nam huyện Bình Sơn, cách huyện đóng 37 dặm. Cửa bể rộng 14 trượng. Khi thủy triều lên sâu 6 thước, triều xuống sâu 3 thước. Có mỏm đá nhô lên trên mặt nước, đứng xa trông như hình người [...]. Phía nam mõm đá, cảng rộng, thuyền bè đi được. Phía bắc mõm đá hơi hẹp. Phía nam có vũng An Vĩnh. Ngoài cửa có núi Thiết Sơn. Lại có ấp An Hải, cát đá rơi vào bờ bể la liệt từng hàng như hình cái mâm, cũng là một cảnh đẹp trong mười cảnh của tỉnh Quảng Ngãi, gọi là “Mâm cát An Hải”.
Còn đây là miêu tả về An Hải sa bàn của Địa chí Quảng Ngãi, ấn hành năm 2008: “Vùng An Hải phía bắc cửa Sa Kỳ có núi thấp chạy sát mép biển bỗng dưng uốn cong tạo eo lõm vào đất liền. Vùng đất eo lõm này toàn là cát trắng phau. Mùa gió nồm dông thổi vào tạo nên lốc xoáy vun cát lên, đứng trên núi nhìn xuống trông giống hình dáng cái mâm cát khổng lồ rất đẹp, nên gọi là An Hải sa bàn (mâm cát An Hải)”.
Dễ nhận ra những tiểu tiết khác nhau trong các sách vở đời trước, đời sau. Thì vậy, trong cùng một khung cảnh biển trời bao la, phóng dật nhưng mỹ cảm của mỗi thời đại, mỗi con người chẳng thể rập khuôn nhau. Thêm vào đó là những biến đổi của thiên nhiên, cùng cảnh trí do con người tạo tác khiến nhiều khi kim cổ chẳng tương phùng.
Từ ngày Sa Kỳ mở rộng lòng cảng, An Hải sa bàn có phần thu hẹp, nhưng bù lại quang cảnh nơi đây đã trở nên nhộn nhịp với đoàn thuyền đánh bắt khơi xa về cập bến hoặc những chuyến tàu vận tải ngược xuôi giữa đất liền và huyện đảo Lý Sơn. “Mâm cát” có vơi đi một ít, nhưng rừng cây mắm xóm Câu lại dày hơn, đợi lúc triều lên ríu rít lời cây, bóng nước.
Đã có biết bao khách văn chương qua lại chốn nầy, để lại cho đời nhiều vần thơ say đắm. Bài thơ Vịnh An Hải sa bàn, tương truyền của Đạm Am Nguyễn Cư Trinh (1717 – 1767), ca ngợi vẻ đẹp tương giai của khói sóng, gió trăng qua cái nhìn phóng khoáng, hóm hỉnh của thi nhân:
Bàn Cổ xưa kia kế đã thâm
Khéo bày lọc cát đúc thành mâm
Khạc ra cá nhảy đầy Đông Hải
Dọn những mùi ngon rặt nghĩa sâm
Chợ cách hóa nên non nước thế
Đũa giơ rồi rủ gió trăng ngâm
Mời ông điếu tẩu Sa Kỳ tới
Rót chén yên hà để dưỡng tâm.
Còn mấy câu sau đây của thi sỹ tài hoa Phạm Thiên Thư, tác giả Ngày xưa Hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, vẽ nên bức tranh sinh động của một eo biển đẹp như mơ:.
Biển cát vàng bên biển nước xanh
Đồi cao cao trắng xếp mây thành
Dã tràng giăng đón trùng dương lại
Sóng cát bay mờ ngọn gió quanh...
An Hải, An Vĩnh, vườn Đình, xóm Câu, ghềnh Cả... Ở đó không chỉ có những khối đá nhẵn lì, những hạt cát long lanh. Lời sóng rì rầm nhắc nhở: Mấy trăm năm trước, thuở ban sơ của Đội Hoàng Sa, chính ở bến biển nầy, những chàng trai quả cảm của các làng chài An Vĩnh, An Hải đã lên thuyền ra giữ đảo xa, đem cây bàng quả vuông, cây mù u, cây nhãn ra trồng lên Bãi Cát Vàng!
Du lịch, GO! - Theo Lê Hồng Khánh (báo Quảng Ngãi), internet
Không giống như những dải cát hẹp dưới chân mũi Ba Làng An (vốn tạo thành từ trầm tích, lẫn nhiều dăm sạn, đá cuội và sét bột màu xám vàng), trảng cát An Hải khá rộng, thành phần chính là cát thạch anh, hạt tròn đều, từ thô đến mịn, màu trắng ngã sang phớt vàng. Những khi triều xuống, nhìn từ mõm xóm Câu, lọt giữa vụng biển và chân núi là một vùng cát quây tròn như thể chiếc mâm khổng lồ của hóa công bày ra trong bao la trời đất.
Vẻ đẹp của An Hải sa bàn nằm trong tổng thể thiên nhiên diệu kỳ của cả một vùng trời biển khoáng đạt kéo dài từ mũi Ba Làng An đến làng chài An Vĩnh. Ở đây, những đồi núi đá ong, đá trầm tích lô nhô chồm ra biển.
Gió trời và sóng biển tự vạn năm xô vào vách đá, ăn dần chân núi, tạo ra những chớn đá hình cánh cung và nhiều hình thù kỳ ảo trên vách núi. Vương vải khắp nơi là những khối phún xuất thạch màu đen tuyền, vốn là dung nham núi lửa (magma) chảy tràn ra biển từ thuở hồng hoang.
Trong một lần tham gia đoàn khảo sát và làm phim của VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam), say mê vẻ đẹp và thấu hiểu giá trị của các phiến đá Ba Làng An, Phó giáo sư Tiến sỹ Trịnh Dánh (Viện Khoa học địa chất và khoáng sản) – một chuyên gia về thạch học đã đề nghị thành lập ở đây Công viên đá quốc gia đặc biệt, đồng thời đưa vào tour du lịch khám phá các vết tích núi lửa độc đáo trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Tương phản với vẻ đẹp hùng tráng sóng gầm, biển réo của đoạn bờ biển phía bắc, từ làng chài An Vĩnh chạy về nam, qua Mỹ Khê, Cửa Đại, bờ biển đẹp say đắm, ru tình với thoai thoải cát vàng và êm ả dương xanh nối nhau viền theo mé nước.
Tiến sỹ nho học Lê Ngãi, trong tập Quảng Ngãi nhất thống chí, viết về cửa Cổ Lũy và thắng cảnh An Hải sa bàn, như sau:
“Cửa bể Sa Kỳ - Ở phía đông nam huyện Bình Sơn, cách huyện đóng 37 dặm. Cửa bể rộng 14 trượng. Khi thủy triều lên sâu 6 thước, triều xuống sâu 3 thước. Có mỏm đá nhô lên trên mặt nước, đứng xa trông như hình người [...]. Phía nam mõm đá, cảng rộng, thuyền bè đi được. Phía bắc mõm đá hơi hẹp. Phía nam có vũng An Vĩnh. Ngoài cửa có núi Thiết Sơn. Lại có ấp An Hải, cát đá rơi vào bờ bể la liệt từng hàng như hình cái mâm, cũng là một cảnh đẹp trong mười cảnh của tỉnh Quảng Ngãi, gọi là “Mâm cát An Hải”.
Còn đây là miêu tả về An Hải sa bàn của Địa chí Quảng Ngãi, ấn hành năm 2008: “Vùng An Hải phía bắc cửa Sa Kỳ có núi thấp chạy sát mép biển bỗng dưng uốn cong tạo eo lõm vào đất liền. Vùng đất eo lõm này toàn là cát trắng phau. Mùa gió nồm dông thổi vào tạo nên lốc xoáy vun cát lên, đứng trên núi nhìn xuống trông giống hình dáng cái mâm cát khổng lồ rất đẹp, nên gọi là An Hải sa bàn (mâm cát An Hải)”.
Dễ nhận ra những tiểu tiết khác nhau trong các sách vở đời trước, đời sau. Thì vậy, trong cùng một khung cảnh biển trời bao la, phóng dật nhưng mỹ cảm của mỗi thời đại, mỗi con người chẳng thể rập khuôn nhau. Thêm vào đó là những biến đổi của thiên nhiên, cùng cảnh trí do con người tạo tác khiến nhiều khi kim cổ chẳng tương phùng.
Từ ngày Sa Kỳ mở rộng lòng cảng, An Hải sa bàn có phần thu hẹp, nhưng bù lại quang cảnh nơi đây đã trở nên nhộn nhịp với đoàn thuyền đánh bắt khơi xa về cập bến hoặc những chuyến tàu vận tải ngược xuôi giữa đất liền và huyện đảo Lý Sơn. “Mâm cát” có vơi đi một ít, nhưng rừng cây mắm xóm Câu lại dày hơn, đợi lúc triều lên ríu rít lời cây, bóng nước.
Đã có biết bao khách văn chương qua lại chốn nầy, để lại cho đời nhiều vần thơ say đắm. Bài thơ Vịnh An Hải sa bàn, tương truyền của Đạm Am Nguyễn Cư Trinh (1717 – 1767), ca ngợi vẻ đẹp tương giai của khói sóng, gió trăng qua cái nhìn phóng khoáng, hóm hỉnh của thi nhân:
Bàn Cổ xưa kia kế đã thâm
Khéo bày lọc cát đúc thành mâm
Khạc ra cá nhảy đầy Đông Hải
Dọn những mùi ngon rặt nghĩa sâm
Chợ cách hóa nên non nước thế
Đũa giơ rồi rủ gió trăng ngâm
Mời ông điếu tẩu Sa Kỳ tới
Rót chén yên hà để dưỡng tâm.
Còn mấy câu sau đây của thi sỹ tài hoa Phạm Thiên Thư, tác giả Ngày xưa Hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, vẽ nên bức tranh sinh động của một eo biển đẹp như mơ:.
Biển cát vàng bên biển nước xanh
Đồi cao cao trắng xếp mây thành
Dã tràng giăng đón trùng dương lại
Sóng cát bay mờ ngọn gió quanh...
An Hải, An Vĩnh, vườn Đình, xóm Câu, ghềnh Cả... Ở đó không chỉ có những khối đá nhẵn lì, những hạt cát long lanh. Lời sóng rì rầm nhắc nhở: Mấy trăm năm trước, thuở ban sơ của Đội Hoàng Sa, chính ở bến biển nầy, những chàng trai quả cảm của các làng chài An Vĩnh, An Hải đã lên thuyền ra giữ đảo xa, đem cây bàng quả vuông, cây mù u, cây nhãn ra trồng lên Bãi Cát Vàng!
Du lịch, GO! - Theo Lê Hồng Khánh (báo Quảng Ngãi), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét