Một làng nghề gốm trên 200 năm trải qua bao nhiêu hưng thịnh nằm giữa con đường nhỏ của làng quê, cách Nha Trang chỉ 10 phút xe chạy đang là điểm gây sự tò mò cho du khách trong những chuyến rong chơi đến Nha Trang. Làng gốm Lư Cấm.
Làng gốm Lư Cấm nằm ở thôn Lư Cấm, xã Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang. Gọi là làng gốm nhưng giờ đây gần như chỉ còn là một nghề duy nhất: sản xuất lò đất nung. Chỉ mổi chiếc lò đất thôi cũng đã thực sự tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân ở đây, và quả thật đây là một nghề đặc biệt, vẫn tồn tại theo năm tháng dẫu cuộc sống đã có nhiều đổi thay, người thành phố đã chuyển từ bếp củi, bếp lò than sang bếp ga, bếp điện…
< Các nghệ nhân tạo hình, làm khuôn cho bếp đất nung.
Chuyện kể, cách đây dễ chừng khoảngg 200 năm, khi đó đường thủy rất hưng thịnh. Làng gốm Lư Cấm nằm bên bờ sông Cái, sản xuất các mặt hàng gốm đa dạng như lu, vại, lò, bình… đuợc đưa xuống thuyền vận chuyễn đến nhiều nơi, vào tận Phan Rang, ra tận Phú Yên. Hiện tại đình Lư Cấm vẫn còn văn tự thờ ông tổ gốm ngày xưa.
Sau đó, con đường thủy không còn phát huy hiệu lực, hàng gốm lại được các lái buôn tới tận nơi mua, chủ yếu là gánh hoặc tải trên xe đạp đi khắp mọi miền chào bán. Gốm Lư Cấm được sản xuất bởi đất sét Vĩnh Thạnh cho nên có màu sắc tươi đỏ, hồng rất đẹp. Người thợ gốm sản xuất có tay nghề cao cho nên món hàng có tuổi thọ lâu.
< Bếp được tạo hình xong cho vào lò nung ở nhiệt độ cao 2-3 ngày.
Sau hơn hai trăm năm dâu bể ấy, giờ đây mọi người biết đến nghề gốm Lư Cấm dưới hình thức sản xuất lò đất. Chiếc lò đất tại đây rất được ưa chuộng và mổi năm, vào những ngày cận tết, hàng sản xuất không kịp bán. Bởi dẫu cho các lọai bếp khác đã dành thị trường, các gia đình vẫn có thói quen giữ trong nhà mình một chiếc lò đất với mục đích dùng để đốt than và nướng thịt. Bởi nướngg bằng bếp than thì thức ăn mới thực sự ngon miệng.
Tôi đến làng gốm Lư Cấm vào những ngày cuối năm. Con đường có rất nhiều lò đang phơi để chuẩn bị bỏ vào lò đốt. Trong ánh nắng ban mai, những chiếc lò như làm duyên cho con đường quê êm ả này.
Tại một khu đất diện tích rộng cả ngàn mét vuông là của gia đình a nh em ông Xương, ông Giảm, ông Giám… Theo ông Xương thì đây là nhà làm gốm Lư Cấm có tính kế thừa lâu đời, có tính cha truyền con nối. Cách đây 10 năm, truớc sân nhà còn một lò đốt có thể nung một lần vài ngàn chiếc lò. Đây là chiếc lò cổ có tuổi đời trên 50 năm. Nay vì do nhu cầu tiêu dùng có giảm, nên đã thay thế bằng hai lò nung với công suất 500 và 1000 lò một lần nung.
Khu vực lò gốm làm lò đất thật rộn rịp. Hình dung ra chiếc lò đất chỉ với cấu trúc đơn giản như thế những phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành. Đất sét được mua với giá 100 ngàn/xe công nông. Đất được trộn, nhồi với nước cho nhuyễn, rồi theo kinh nghiệm chia ra từng phần nhỏ, mỗi phần đủ tạo ra một chiếc lò. Khung làm lò bằng tôn, để tránh đất sét dính vào khuôn, tro được dùng để thao bao quanh. Rồi từ mẫu khuôn đầu tiên ấy tới công đoạn tạo dáng lò, gắn thêm các quai lò, làm cửa lò và vĩ lót lò. Lò làm xong tùy theo trời nắng gắt hay không mà được đem phơi từ 24-48 giờ, sau đó đặt vào lò nung.
Lò nung lò cũng giống như lò nung gạch, thường được nung liên tục trong vòng 24 giờ bằng củi hoặc trấu. Khi đó, lò đã chín với màu đất đỏ rất đẹp. Công đoạn cuối cùng là đợi lò đã nguội, gắn vỉ lót vào để đem ra thị trường tiêu thụ. Hiện giá một chiếc lò nung thành phẩm bỏ mối là 8000 đồng. Người mua về lại làm thêm vỏ bọc bằng tôn để giữ độ bền, tới tay người tiêu dùng từ 18-20 ngàn/ lò.
< Cho ra thành phẩm là những chiếc bếp ông Táo (có 3 cạnh để đặt nồi). Nung càng chín thì bếp càng có màu đỏ đẹp.
Làng gốm Lư Cấm gần như không có ý sản xuất thêm một lọai sản phẩm gốm nào khác. Bởi dẫu số phận của chiếc lò đất đã bị xô dạt bởi các lọai phương tiện làm bếp khác, nhưng đây là loại lò “cổ truyền” vẫn chưa bị mai một. Lò sản xuất tại Lư Cấm lại được thị trường ưa chuộng bởi tạo dáng đẹp, màu lò đẹp còn có độ bền cao và khi sử dụng lò, sức nóng được giữ tốt.
Với các tour du lịch ở Nha Trang, đi thăm làng gốm Lư Cấm là một phần không thể thiếu, nhất là việc tạo cảm giác cho du khách nước ngoài. Bởi chiếc lò đất ấy có mấy người nước ngoài nhìn thấy họăc chạm tay vào?
Cũng trong tour tham quan làng gốm Lư Cấm, khách cũng có thể nhập cuộc để trở thành một người thợ lò thật sự . Họ cùng nhồi đất, cùng đưa đất vào khuôn, cùng dùng bán xoay tạo dáng. Cảm giác khi đích thân mình làm ra một chiếc lò đất là một điều thích thú.
Bên cạnh đó, các đơn vị du lịch thỉnh thoảng cũng đặt hàng cho làng nghề làm những chiếc lò đất mini để làm quà lưu niệm cho khách. Điều đáng tiếc là nếu đến làng gốm vào những ngày bình thường, bạn khó mà mua được một chiếc lò gốm nhỏ để chưng trong phòng khách của mình vì tại đây không làm sẵn.
Du lịch, GO! - Theo Yume
Làng gốm Lư Cấm nằm ở thôn Lư Cấm, xã Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang. Gọi là làng gốm nhưng giờ đây gần như chỉ còn là một nghề duy nhất: sản xuất lò đất nung. Chỉ mổi chiếc lò đất thôi cũng đã thực sự tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân ở đây, và quả thật đây là một nghề đặc biệt, vẫn tồn tại theo năm tháng dẫu cuộc sống đã có nhiều đổi thay, người thành phố đã chuyển từ bếp củi, bếp lò than sang bếp ga, bếp điện…
< Các nghệ nhân tạo hình, làm khuôn cho bếp đất nung.
Chuyện kể, cách đây dễ chừng khoảngg 200 năm, khi đó đường thủy rất hưng thịnh. Làng gốm Lư Cấm nằm bên bờ sông Cái, sản xuất các mặt hàng gốm đa dạng như lu, vại, lò, bình… đuợc đưa xuống thuyền vận chuyễn đến nhiều nơi, vào tận Phan Rang, ra tận Phú Yên. Hiện tại đình Lư Cấm vẫn còn văn tự thờ ông tổ gốm ngày xưa.
Sau đó, con đường thủy không còn phát huy hiệu lực, hàng gốm lại được các lái buôn tới tận nơi mua, chủ yếu là gánh hoặc tải trên xe đạp đi khắp mọi miền chào bán. Gốm Lư Cấm được sản xuất bởi đất sét Vĩnh Thạnh cho nên có màu sắc tươi đỏ, hồng rất đẹp. Người thợ gốm sản xuất có tay nghề cao cho nên món hàng có tuổi thọ lâu.
< Bếp được tạo hình xong cho vào lò nung ở nhiệt độ cao 2-3 ngày.
Sau hơn hai trăm năm dâu bể ấy, giờ đây mọi người biết đến nghề gốm Lư Cấm dưới hình thức sản xuất lò đất. Chiếc lò đất tại đây rất được ưa chuộng và mổi năm, vào những ngày cận tết, hàng sản xuất không kịp bán. Bởi dẫu cho các lọai bếp khác đã dành thị trường, các gia đình vẫn có thói quen giữ trong nhà mình một chiếc lò đất với mục đích dùng để đốt than và nướng thịt. Bởi nướngg bằng bếp than thì thức ăn mới thực sự ngon miệng.
Tôi đến làng gốm Lư Cấm vào những ngày cuối năm. Con đường có rất nhiều lò đang phơi để chuẩn bị bỏ vào lò đốt. Trong ánh nắng ban mai, những chiếc lò như làm duyên cho con đường quê êm ả này.
Tại một khu đất diện tích rộng cả ngàn mét vuông là của gia đình a nh em ông Xương, ông Giảm, ông Giám… Theo ông Xương thì đây là nhà làm gốm Lư Cấm có tính kế thừa lâu đời, có tính cha truyền con nối. Cách đây 10 năm, truớc sân nhà còn một lò đốt có thể nung một lần vài ngàn chiếc lò. Đây là chiếc lò cổ có tuổi đời trên 50 năm. Nay vì do nhu cầu tiêu dùng có giảm, nên đã thay thế bằng hai lò nung với công suất 500 và 1000 lò một lần nung.
Khu vực lò gốm làm lò đất thật rộn rịp. Hình dung ra chiếc lò đất chỉ với cấu trúc đơn giản như thế những phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành. Đất sét được mua với giá 100 ngàn/xe công nông. Đất được trộn, nhồi với nước cho nhuyễn, rồi theo kinh nghiệm chia ra từng phần nhỏ, mỗi phần đủ tạo ra một chiếc lò. Khung làm lò bằng tôn, để tránh đất sét dính vào khuôn, tro được dùng để thao bao quanh. Rồi từ mẫu khuôn đầu tiên ấy tới công đoạn tạo dáng lò, gắn thêm các quai lò, làm cửa lò và vĩ lót lò. Lò làm xong tùy theo trời nắng gắt hay không mà được đem phơi từ 24-48 giờ, sau đó đặt vào lò nung.
Lò nung lò cũng giống như lò nung gạch, thường được nung liên tục trong vòng 24 giờ bằng củi hoặc trấu. Khi đó, lò đã chín với màu đất đỏ rất đẹp. Công đoạn cuối cùng là đợi lò đã nguội, gắn vỉ lót vào để đem ra thị trường tiêu thụ. Hiện giá một chiếc lò nung thành phẩm bỏ mối là 8000 đồng. Người mua về lại làm thêm vỏ bọc bằng tôn để giữ độ bền, tới tay người tiêu dùng từ 18-20 ngàn/ lò.
< Cho ra thành phẩm là những chiếc bếp ông Táo (có 3 cạnh để đặt nồi). Nung càng chín thì bếp càng có màu đỏ đẹp.
Làng gốm Lư Cấm gần như không có ý sản xuất thêm một lọai sản phẩm gốm nào khác. Bởi dẫu số phận của chiếc lò đất đã bị xô dạt bởi các lọai phương tiện làm bếp khác, nhưng đây là loại lò “cổ truyền” vẫn chưa bị mai một. Lò sản xuất tại Lư Cấm lại được thị trường ưa chuộng bởi tạo dáng đẹp, màu lò đẹp còn có độ bền cao và khi sử dụng lò, sức nóng được giữ tốt.
Với các tour du lịch ở Nha Trang, đi thăm làng gốm Lư Cấm là một phần không thể thiếu, nhất là việc tạo cảm giác cho du khách nước ngoài. Bởi chiếc lò đất ấy có mấy người nước ngoài nhìn thấy họăc chạm tay vào?
Cũng trong tour tham quan làng gốm Lư Cấm, khách cũng có thể nhập cuộc để trở thành một người thợ lò thật sự . Họ cùng nhồi đất, cùng đưa đất vào khuôn, cùng dùng bán xoay tạo dáng. Cảm giác khi đích thân mình làm ra một chiếc lò đất là một điều thích thú.
Bên cạnh đó, các đơn vị du lịch thỉnh thoảng cũng đặt hàng cho làng nghề làm những chiếc lò đất mini để làm quà lưu niệm cho khách. Điều đáng tiếc là nếu đến làng gốm vào những ngày bình thường, bạn khó mà mua được một chiếc lò gốm nhỏ để chưng trong phòng khách của mình vì tại đây không làm sẵn.
Du lịch, GO! - Theo Yume
0 nhận xét :
Đăng nhận xét