Cuốn Sơn là tên cổ, dân gian thường gọi núi Cấm hay Ngũ động Sơn (thuộc thôn Quyển Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Trong lòng núi có năm động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào trong.
Lối vào động ở trên cao, nhìn ra mặt sông đáy. Lối ra nằm ở bên kia vách núi, do vậy không khí trong động rất thoáng mát. Bên cạnh đó là đền Trúc dưới chân ngọn Thi Sơn, nơi thờ danh tướng Lý Thường Kiệt, phía trước có dòng sông đáy hiền hòa chảy qua. Tất cả tạo nên quần thể di tích – danh thắng rộng hơn 10ha, linh thiêng và thơ mộng.
Chuyện xưa kể lại, năm đó, Lý Thường Kiệt đem quân đi bình định phương nam. Vào một buổi chiều thuỷ quân của ngài đến địa phận Canh Dịch Trại thì gặp trận cuồng phong. Gió dữ bẻ gẫy cột cờ và cuốn lá cờ đại lên đỉnh núi.
Thấy điềm lạ, Lý Thường Kiệt cho neo hạm đội dưới sông rồi lên bờ xem xét. Ngài gọi núi ấy là núi Cuốn Sơn, đổi tên Canh Dịch Trại thành Cuốn Sơn thôn, biện lễ tế cáo trời đất. Ngài đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo âm phù đánh giặc.
Khi chiến thắng trở về, Lý Thường Kiệt dừng quân lễ tạ; xin vua phong bà hàng nước là Mẫu Hậu, cô con gái là Công Chúa và sửa sang đền thờ. Hằng năm, Lý Thường Kiệt đến lễ tạ âm thần, cho mời dân làng mở hội mừng chiến thắng. Tức cảnh sinh tình, ngài còn sáng tác nên làn điệu hát dặm vừa tình tứ vừa trang nghiêm, rồi tuyển chọn các chàng trai khoẻ mạnh tham gia hội đua thuyền, dạy các cô gái trẻ đẹp múa hát.
Sau này, nhân dân địa phương lập đền thờ Lý Thường Kiệt ngay tại khu rừng trúc. Ngôi đền ngoảnh mặt ra sông đáy, phía sau thờ Mẫu Hậu và Công Chúa, rất linh thiêng. Di tích đền Trúc có 32 sắc phong của các triều đại phong kiến. Ngày 20-1-1994, Nhà nước đã công nhận đền Trúc và Ngũ động Sơn là di tích lịch sử văn hóa.
Lễ hội đền Trúc hay Ngũ động Thi Sơn được mở hằng năm, suốt từ mồng 10 tháng Giêng qua chính lễ là mùng 6 tháng Hai, kéo dài đến mùng 10 tháng hai mới dứt để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Nét nổi bật nhất của lễ hội này là trò hát dặm gồm 23 tiết mục với hàng nghìn câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác. Trò hát này được kết hợp động tác múa dặm chân chèo thuyền, vì thế mới gọi là “hát dặm”. Ngoài hát dặm, hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát đúm. Tối tối, trai gái đến tuổi trưởng thành đến đền lễ tạ rồi tản ra xung quanh hát đối đáp tỏ tình.
Trải qua thời gian và biến động của lịch sử nhưng phong cảnh quần thể Ngũ động Thi Sơn vẫn nguyên vẹn như xưa. Bao phủ quanh đền là màu xanh bạt ngàn của trúc. Trúc ken dày, thẳng tắp hướng lên trời xanh, dóng trúc nhỏ và óng gặp gió thì va vào nhau tạo ra âm thanh hoang sơ, huyền bí.
Mỗi du khách đến đây vừa cảm nhận vẻ u tịch linh thiêng vừa tựa hồ gặp lại bóng dáng vị danh nhân văn võ song toàn của đất Việt, tướng quân Lý Thường Kiệt.
Du lịch, GO! - Theo Hà Thân (Bản tin ĐHQGHN), internet
Lối vào động ở trên cao, nhìn ra mặt sông đáy. Lối ra nằm ở bên kia vách núi, do vậy không khí trong động rất thoáng mát. Bên cạnh đó là đền Trúc dưới chân ngọn Thi Sơn, nơi thờ danh tướng Lý Thường Kiệt, phía trước có dòng sông đáy hiền hòa chảy qua. Tất cả tạo nên quần thể di tích – danh thắng rộng hơn 10ha, linh thiêng và thơ mộng.
Chuyện xưa kể lại, năm đó, Lý Thường Kiệt đem quân đi bình định phương nam. Vào một buổi chiều thuỷ quân của ngài đến địa phận Canh Dịch Trại thì gặp trận cuồng phong. Gió dữ bẻ gẫy cột cờ và cuốn lá cờ đại lên đỉnh núi.
Thấy điềm lạ, Lý Thường Kiệt cho neo hạm đội dưới sông rồi lên bờ xem xét. Ngài gọi núi ấy là núi Cuốn Sơn, đổi tên Canh Dịch Trại thành Cuốn Sơn thôn, biện lễ tế cáo trời đất. Ngài đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo âm phù đánh giặc.
Khi chiến thắng trở về, Lý Thường Kiệt dừng quân lễ tạ; xin vua phong bà hàng nước là Mẫu Hậu, cô con gái là Công Chúa và sửa sang đền thờ. Hằng năm, Lý Thường Kiệt đến lễ tạ âm thần, cho mời dân làng mở hội mừng chiến thắng. Tức cảnh sinh tình, ngài còn sáng tác nên làn điệu hát dặm vừa tình tứ vừa trang nghiêm, rồi tuyển chọn các chàng trai khoẻ mạnh tham gia hội đua thuyền, dạy các cô gái trẻ đẹp múa hát.
Sau này, nhân dân địa phương lập đền thờ Lý Thường Kiệt ngay tại khu rừng trúc. Ngôi đền ngoảnh mặt ra sông đáy, phía sau thờ Mẫu Hậu và Công Chúa, rất linh thiêng. Di tích đền Trúc có 32 sắc phong của các triều đại phong kiến. Ngày 20-1-1994, Nhà nước đã công nhận đền Trúc và Ngũ động Sơn là di tích lịch sử văn hóa.
Lễ hội đền Trúc hay Ngũ động Thi Sơn được mở hằng năm, suốt từ mồng 10 tháng Giêng qua chính lễ là mùng 6 tháng Hai, kéo dài đến mùng 10 tháng hai mới dứt để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc. Nét nổi bật nhất của lễ hội này là trò hát dặm gồm 23 tiết mục với hàng nghìn câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác. Trò hát này được kết hợp động tác múa dặm chân chèo thuyền, vì thế mới gọi là “hát dặm”. Ngoài hát dặm, hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát đúm. Tối tối, trai gái đến tuổi trưởng thành đến đền lễ tạ rồi tản ra xung quanh hát đối đáp tỏ tình.
Trải qua thời gian và biến động của lịch sử nhưng phong cảnh quần thể Ngũ động Thi Sơn vẫn nguyên vẹn như xưa. Bao phủ quanh đền là màu xanh bạt ngàn của trúc. Trúc ken dày, thẳng tắp hướng lên trời xanh, dóng trúc nhỏ và óng gặp gió thì va vào nhau tạo ra âm thanh hoang sơ, huyền bí.
Mỗi du khách đến đây vừa cảm nhận vẻ u tịch linh thiêng vừa tựa hồ gặp lại bóng dáng vị danh nhân văn võ song toàn của đất Việt, tướng quân Lý Thường Kiệt.
Du lịch, GO! - Theo Hà Thân (Bản tin ĐHQGHN), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét