Không đâu trên đất nước Việt Nam lại nghe thấy nhiều từ "money" (tiền) như ở Sa Pa.
< Không chỉ du khách người nước ngoài, người Việt khi đặt chân đến Sapa cũng bị người bán hàng quây kín để chào hàng.
Giữa mùa hè oi bức, khách du lịch nườm nượp kéo về Sa Pa, coi đó là nơi tránh nóng lý tưởng nhất của miền Bắc. Khách nước ngoài, dường như đến Việt Nam không thể không đến Sa Pa, Hạ Long, Cố đô Huế. Nhưng không đâu trên đất nước Việt Nam lại nghe thấy nhiều từ "money" (tiền) như ở Sa Pa - câu chuyện không có tiền không… chụp ảnh, không có tiền không… nói chuyện; câu chuyện về những người bán hàng bám du khách như… ăn xin đã hết sức quen thuộc ở nơi này.
Những đứa trẻ chỉ biết đến tiền
Sa Pa đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm. Khi người Pháp phát hiện và khai phá vẻ đẹp nguyên sơ của nơi này, họ đã quy hoạch và xây dựng nó thành một nơi nghỉ mát có một không hai ở miền Bắc Việt Nam. Sa Pa đã sớm phát triển, nhưng sự "trưởng thành" sớm ấy, lại thêm việc buông lỏng quản lý, ăn xổi ở thì trong thời bung ra gần đây đã rước thảm họa đến với Sa Pa… Những hệ lụy từ phát triển du lịch đã lấy đi của Sa Pa nhiều thứ, cái mất lớn nhất chính là sự mai một cái đẹp hồn hậu, mến khách của phần nhiều cư dân nơi đây.
Báo chí nói quá nhiều về "vấn nạn" bán hàng rong, đeo bám du khách ở Sa Pa. Những nhà quản lý cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết tình trạng này. Nhưng dường như, những cố gắng ấy vẫn không mảy may chạm được vào gốc rễ của vấn đề. Và nó vẫn cần tiếp tục được đưa ra để bàn luận, để cứu Sa Pa.
< Đội quân 'đeo bám' đang chờ khách du lịch. Một bộ phận người dân Sapa đang tự giết hình ảnh đẹp của chính địa phương mình.
Sáng sớm Sa Pa còn mờ hơi sương, bà con người dân tộc đi bán hàng đã xuống thị trấn. Họ gùi theo những gùi hàng không nặng vì đó chủ yếu là hàng lưu niệm. Những đứa trẻ người Mông thu hút sự chú ý của du khách vì vẻ hồn nhiên, nguyên sơ như những đóa hoa rừng Tây Bắc. Đoàn du khách chụp ảnh và bắt chuyện với chúng. Chúng bắt đầu ngó nghiêng, liếc nhìn dò xét và tỏ thái độ chẳng hài lòng gì.
Khi có người hướng ống kính về chúng để chụp một vài bức ảnh, các bé gái xua tay rối rít: "Không chụp ảnh, không chụp ảnh", có đứa thản nhiên nói: "không mua hàng thì không chụp ảnh", "Không cho tiền thì không chụp ảnh". Và hành động phản ứng cao nhất của lũ trẻ chính là chúng quay lưng, chổng mông vào… ống kính của du khách. Họ đều lắc đầu và ngao ngán bỏ đi.
Tôi dẫn một đoàn khách ngoại quốc lên Sa Pa, thấy các bạn bị hét vào tai "no money, no photo" rồi bị chổng mông (theo đúng nghĩa đen) vào ống kính, bất giác nỗi hổ thẹn dâng lên ngập lòng.
< Chụp ảnh là phải trả tiền.
Phần lớn, công việc hàng ngày của trẻ em ở đây không phải là đi học mà là đi bán hàng lưu niệm để kiếm sống. Những giây phút buổi sáng tờ mờ sương như thế có lẽ là giờ phút nghỉ "giải lao" để chuẩn bị cho một ngày mệt nhọc đeo bám du khách của chúng.
Từ thị trấn Sa Pa, các đoàn du khách nối nhau lên Hàm Rồng ngắm cảnh, đi thăm động Tả Phìn, Thác Bạc, Cầu Mây, xuống Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải thăm thú làng du lịch… Đến chỗ nào cũng thế, vừa bước chân xuống khỏi ô tô, chưa kịp ngắm nhìn phong cảnh bản làng núi non, các du khách đã bị một đám đông các bà, các chị người Mông, người Dao, người Giáy áo quần sặc sỡ vây quanh chào hàng và bám theo không rời một bước, vào tít sâu trong bản. Ken vào những chỗ trống dưới chân người lớn là các em bé người Mông tíu tít tay cầm vài ba túi thổ cẩm nhỏ xinh chào bán.
Thoạt nhìn là cảnh vui vẻ, tấp nập, là sự mến khách của người dân nơi đây, nhưng chắc không mấy ai thấy dễ chịu và hứng thú khi bị làm phiền suốt hành trình du lịch như thế. Không thấy cảnh đẹp, không thấy lãng mạn, lúc ấy du khách chỉ thấy rầu lòng, thương cảm rồi hổ thẹn và công phẫn. Vấn đề văn hóa du lịch lại thêm một lần được đặt ra đầy bức xúc, làm đau đầu các nhà quản lý.
Giám đốc Sở: đau xót cho cả SaPa
Buổi tối, ánh đèn vàng rực ở đường phố xen lẫn khói sương mờ ảo làm cho khung cảnh Sa Pa êm đềm hiện ra. Những người bán hàng rong vẫn đeo bám du khách dù ít hơn ban ngày. Những quầy hàng nhỏ ven đường đối diện Nhà Thờ Đá của các chị người Dao đỏ bày biện đủ thứ khăn, mũ, ví, vòng thêu tay khéo léo.
< Cuối ngày, bà lão ngoài tuổi 70 móm mén ngồi riêng một góc để đếm những đồng tiền kiếm được.
Tôi hỏi chuyện Triệu Lờ Mẩy và Lý San Mẩy, những chị người Dao quanh năm sống nhờ cái gùi hàng lưu niệm nhỏ. Lờ Mẩy hồn nhiên kể: "Mình có hai con rồi. Con mình cũng được đi học đấy. Mình phải cho nó đi học để thoát cái nghèo của bố mẹ nó, chứ không cho nó xuống thị trấn bán hàng đâu".
Khi hỏi về chuyện người dân ở đây đeo bám du khách để bán hàng, các chị người Dao phân trần rối rít: "Chúng mình không làm như thế đâu, chúng mình chỉ ngồi bán hàng một chỗ thế này thôi, vì mình biết như thế là không lịch sự mà".
Ở Sa Pa, nếu người bán hàng nào cũng nghĩ được như Lờ Mẩy và San Mẩy thì có lẽ, đề án "Xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động thương mại, du lịch" của UBND huyện Sa Pa đang được đề ra để thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ sớm hoàn thành.
Khi trao đổi với TS Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai về tình trạng đeo bám khách du lịch, bán hàng rong, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch ở Sa Pa, ông đã kể những câu chuyện đầy tâm huyết: "Đó cũng là điều trăn trở, đau xót cho tất cả những người ở đây, kể cả lãnh đạo lẫn người dân. Vấn đề đó phải giải quyết tận gốc. Khi du lịch phát triển thì lợi ích phải được phân phối đồng đều.
Cộng đồng người dân là chủ ở đây, họ phải nhận được lợi ích từ du lịch. Nói vui thế này: Em là chủ nhà, du khách đến nhà em mà lại không dùng dịch vụ gì, em chả có thu nhập, chỉ có các bác ở thị trấn là có thu nhập. Các bác xuống làng em chụp ảnh, bác làm tất cả các thứ, dùng cả cơm bác đem từ trên thị trấn xuống, chai nước khoáng bác cũng đem xuống uống rồi vứt luôn cái vỏ chai và em phải đi nhặt. Em đành phải sinh ra những cái dịch vụ "lạ" kia thôi. Bác chụp ảnh nhà em thì phải trả tiền cho em, rồi em phải ép bác mua thổ cẩm của em… Tất cả đều không nên trách cộng đồng bà con vì bà con ít được hưởng lợi. Chúng ta phải điều tiết vĩ mô, quan trọng nhất là làm sao cho người dân có lợi ích từ du lịch".
Nhiều người bảo, những chuyện ấy, trẻ lên ba cũng nhìn thấy được, nhưng không hiểu sao nhà quản lý cứ mặc kệ nó tồn tại. Để rồi nhiều bà con hồn nhiên đã bị ném vào cái vòng luẩn quẩn phải "ăn vạ" du khách như một cách để tìm sự "công bằng"?
< Trả tiền cái đã!
TS Trần Hữu Sơn đã đưa ra những nhìn nhận và phân tích sát sao, rõ nét khi ông là người trực tiếp tham gia quản lý những hoạt động về văn hóa và du lịch của tỉnh Lào Cai: "Du lịch càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo ở Sa Pa càng lớn. Tôi có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này từ 2005, đã phát biểu trước các diễn đàn lớn của tỉnh nhà rồi. Đề tài ấy chỉ ra sự phân hóa giàu nghèo giữa người dân ở thị trấn và người Mông là 8 lần. Tình trạng này rất dễ xảy ra các vấn đề bất ổn về an ninh xã hội. Cái khoản lợi nhiều nhất trong 25 năm phát triển du lịch thì thuộc về những người kinh doanh du lịch trực tiếp, còn đồng bào dân tộc không kinh doanh trực tiếp nên không có lợi ích gì".
Không lại quả, dẫn khách mua đồ Trung Quốc
< Dịp nghỉ lễ, lượng khách đổ về Sapa khá lớn khiến giá phòng tăng. Nhiều phòng nghỉ ngày thường chỉ 300.000 đồng nay tăng lên đến hơn một triệu.
Trong sự phát triển của ngành du lịch - "công nghiệp không khói", dịch vụ homestay (du lịch cộng đồng) cũng sớm du nhập và phát triển ở Sa Pa, đã bước đầu đem lại những lợi ích cho người dân ở các bản như Cát Cát, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Bản Dền… Quá trình để hoàn thiện và mở rộng loại hình kinh doanh du lịch này cũng vẫn còn là những bản kế hoạch dài hơi.
TS Trần Hữu Sơn tiếp tục câu chuyện về phát triển bền vững ở Sa Pa: "Bây giờ đồng bào mở ra du lịch cộng đồng, như ở Bản Dền, rồi mô hình Cát Cát, như thế vẫn chưa phải là tối ưu. Mình có thể học hỏi các nước khác có những mô hình phát triển du lịch bền vững. Tôi ví dụ như ở Sa Pa, người dân ở đây hãy cứ làm nông nghiệp, đừng "bắt" người dân làm du lịch. Sau đó, doanh nghiệp đưa du khách đến thì chia lợi nhuận cho người dân. Ví dụ ở Châu Phi chia đến 70% lợi nhuận cho người dân, mặc dù người dân chẳng làm gì về du lịch cả, nhưng đây là đất đai của tổ tiên tôi, quê hương tôi thì tôi phải được… hưởng.
< Bám theo khách mời mua hàng, khách hàng không mua thì không thể thoát được.
Nhưng ở ta thì ngược lại. Thậm chí, có anh hướng dẫn viên, khi xuống Tả Phìn, du khách rất muốn mua đồ thổ cẩm thật do người dân làm, nhưng vì bà con không "lại quả" phần trăm, nên anh ấy đưa du khách về thị trấn mua đồ Trung Quốc.
Người dân không được hưởng lợi tí nào, cũng vì cả những lý do láu cá như thế nữa. Như vậy phải thấy rằng cái gốc của vấn đề là làm sao hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân. Phải đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu!"
Hiện nay, UBND huyện Sa Pa đã đưa ra những biện pháp nhằm phát triển du lịch, đồng thời hạn chế những tác hại, những ảnh hưởng tiêu cực từ thương mại hóa, đô thị hóa hay xây dựng quá nhiều thủy điện tàn phá thiên nhiên, đã và đang làm du lịch Sa Pa chao đảo.
Việc triển khai đề án "Xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động thương mại, du lịch" được coi là những nỗ lực lớn của các nhà quản lí trong việc thúc đẩy du lịch và bảo tồn văn hóa ở Sa Pa. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào sự nỗ lực và cố gắng của những nhà quản lý nơi đây để có thể có một Sa Pa bền vững, "hoàn mỹ" trong tương lai.
Tất nhiên, điều đó cũng cần sự góp sức lớn lao của người dân Sa Pa - những chủ nhân đích thực và cổ xưa ở vùng đất xinh đẹp này, để hình ảnh Sa Pa không bị những hệ lụy từ phát triển du lịch "ám ảnh" và "bôi nhọ", để cái danh xưng "Thiên đường du lịch" bấy lâu nay thật là xứng đáng, chứ chẳng phải là thứ đôi khi làm ai đó thấy hổ thẹn...
Du lịch, GO! - Theo Laodong và nhiều nguồn ảnh khác.
< Không chỉ du khách người nước ngoài, người Việt khi đặt chân đến Sapa cũng bị người bán hàng quây kín để chào hàng.
Giữa mùa hè oi bức, khách du lịch nườm nượp kéo về Sa Pa, coi đó là nơi tránh nóng lý tưởng nhất của miền Bắc. Khách nước ngoài, dường như đến Việt Nam không thể không đến Sa Pa, Hạ Long, Cố đô Huế. Nhưng không đâu trên đất nước Việt Nam lại nghe thấy nhiều từ "money" (tiền) như ở Sa Pa - câu chuyện không có tiền không… chụp ảnh, không có tiền không… nói chuyện; câu chuyện về những người bán hàng bám du khách như… ăn xin đã hết sức quen thuộc ở nơi này.
Những đứa trẻ chỉ biết đến tiền
Sa Pa đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm. Khi người Pháp phát hiện và khai phá vẻ đẹp nguyên sơ của nơi này, họ đã quy hoạch và xây dựng nó thành một nơi nghỉ mát có một không hai ở miền Bắc Việt Nam. Sa Pa đã sớm phát triển, nhưng sự "trưởng thành" sớm ấy, lại thêm việc buông lỏng quản lý, ăn xổi ở thì trong thời bung ra gần đây đã rước thảm họa đến với Sa Pa… Những hệ lụy từ phát triển du lịch đã lấy đi của Sa Pa nhiều thứ, cái mất lớn nhất chính là sự mai một cái đẹp hồn hậu, mến khách của phần nhiều cư dân nơi đây.
Báo chí nói quá nhiều về "vấn nạn" bán hàng rong, đeo bám du khách ở Sa Pa. Những nhà quản lý cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết tình trạng này. Nhưng dường như, những cố gắng ấy vẫn không mảy may chạm được vào gốc rễ của vấn đề. Và nó vẫn cần tiếp tục được đưa ra để bàn luận, để cứu Sa Pa.
< Đội quân 'đeo bám' đang chờ khách du lịch. Một bộ phận người dân Sapa đang tự giết hình ảnh đẹp của chính địa phương mình.
Sáng sớm Sa Pa còn mờ hơi sương, bà con người dân tộc đi bán hàng đã xuống thị trấn. Họ gùi theo những gùi hàng không nặng vì đó chủ yếu là hàng lưu niệm. Những đứa trẻ người Mông thu hút sự chú ý của du khách vì vẻ hồn nhiên, nguyên sơ như những đóa hoa rừng Tây Bắc. Đoàn du khách chụp ảnh và bắt chuyện với chúng. Chúng bắt đầu ngó nghiêng, liếc nhìn dò xét và tỏ thái độ chẳng hài lòng gì.
Khi có người hướng ống kính về chúng để chụp một vài bức ảnh, các bé gái xua tay rối rít: "Không chụp ảnh, không chụp ảnh", có đứa thản nhiên nói: "không mua hàng thì không chụp ảnh", "Không cho tiền thì không chụp ảnh". Và hành động phản ứng cao nhất của lũ trẻ chính là chúng quay lưng, chổng mông vào… ống kính của du khách. Họ đều lắc đầu và ngao ngán bỏ đi.
Tôi dẫn một đoàn khách ngoại quốc lên Sa Pa, thấy các bạn bị hét vào tai "no money, no photo" rồi bị chổng mông (theo đúng nghĩa đen) vào ống kính, bất giác nỗi hổ thẹn dâng lên ngập lòng.
< Chụp ảnh là phải trả tiền.
Phần lớn, công việc hàng ngày của trẻ em ở đây không phải là đi học mà là đi bán hàng lưu niệm để kiếm sống. Những giây phút buổi sáng tờ mờ sương như thế có lẽ là giờ phút nghỉ "giải lao" để chuẩn bị cho một ngày mệt nhọc đeo bám du khách của chúng.
Từ thị trấn Sa Pa, các đoàn du khách nối nhau lên Hàm Rồng ngắm cảnh, đi thăm động Tả Phìn, Thác Bạc, Cầu Mây, xuống Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải thăm thú làng du lịch… Đến chỗ nào cũng thế, vừa bước chân xuống khỏi ô tô, chưa kịp ngắm nhìn phong cảnh bản làng núi non, các du khách đã bị một đám đông các bà, các chị người Mông, người Dao, người Giáy áo quần sặc sỡ vây quanh chào hàng và bám theo không rời một bước, vào tít sâu trong bản. Ken vào những chỗ trống dưới chân người lớn là các em bé người Mông tíu tít tay cầm vài ba túi thổ cẩm nhỏ xinh chào bán.
Thoạt nhìn là cảnh vui vẻ, tấp nập, là sự mến khách của người dân nơi đây, nhưng chắc không mấy ai thấy dễ chịu và hứng thú khi bị làm phiền suốt hành trình du lịch như thế. Không thấy cảnh đẹp, không thấy lãng mạn, lúc ấy du khách chỉ thấy rầu lòng, thương cảm rồi hổ thẹn và công phẫn. Vấn đề văn hóa du lịch lại thêm một lần được đặt ra đầy bức xúc, làm đau đầu các nhà quản lý.
Giám đốc Sở: đau xót cho cả SaPa
Buổi tối, ánh đèn vàng rực ở đường phố xen lẫn khói sương mờ ảo làm cho khung cảnh Sa Pa êm đềm hiện ra. Những người bán hàng rong vẫn đeo bám du khách dù ít hơn ban ngày. Những quầy hàng nhỏ ven đường đối diện Nhà Thờ Đá của các chị người Dao đỏ bày biện đủ thứ khăn, mũ, ví, vòng thêu tay khéo léo.
< Cuối ngày, bà lão ngoài tuổi 70 móm mén ngồi riêng một góc để đếm những đồng tiền kiếm được.
Tôi hỏi chuyện Triệu Lờ Mẩy và Lý San Mẩy, những chị người Dao quanh năm sống nhờ cái gùi hàng lưu niệm nhỏ. Lờ Mẩy hồn nhiên kể: "Mình có hai con rồi. Con mình cũng được đi học đấy. Mình phải cho nó đi học để thoát cái nghèo của bố mẹ nó, chứ không cho nó xuống thị trấn bán hàng đâu".
Khi hỏi về chuyện người dân ở đây đeo bám du khách để bán hàng, các chị người Dao phân trần rối rít: "Chúng mình không làm như thế đâu, chúng mình chỉ ngồi bán hàng một chỗ thế này thôi, vì mình biết như thế là không lịch sự mà".
Ở Sa Pa, nếu người bán hàng nào cũng nghĩ được như Lờ Mẩy và San Mẩy thì có lẽ, đề án "Xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động thương mại, du lịch" của UBND huyện Sa Pa đang được đề ra để thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ sớm hoàn thành.
Khi trao đổi với TS Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai về tình trạng đeo bám khách du lịch, bán hàng rong, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch ở Sa Pa, ông đã kể những câu chuyện đầy tâm huyết: "Đó cũng là điều trăn trở, đau xót cho tất cả những người ở đây, kể cả lãnh đạo lẫn người dân. Vấn đề đó phải giải quyết tận gốc. Khi du lịch phát triển thì lợi ích phải được phân phối đồng đều.
Cộng đồng người dân là chủ ở đây, họ phải nhận được lợi ích từ du lịch. Nói vui thế này: Em là chủ nhà, du khách đến nhà em mà lại không dùng dịch vụ gì, em chả có thu nhập, chỉ có các bác ở thị trấn là có thu nhập. Các bác xuống làng em chụp ảnh, bác làm tất cả các thứ, dùng cả cơm bác đem từ trên thị trấn xuống, chai nước khoáng bác cũng đem xuống uống rồi vứt luôn cái vỏ chai và em phải đi nhặt. Em đành phải sinh ra những cái dịch vụ "lạ" kia thôi. Bác chụp ảnh nhà em thì phải trả tiền cho em, rồi em phải ép bác mua thổ cẩm của em… Tất cả đều không nên trách cộng đồng bà con vì bà con ít được hưởng lợi. Chúng ta phải điều tiết vĩ mô, quan trọng nhất là làm sao cho người dân có lợi ích từ du lịch".
Nhiều người bảo, những chuyện ấy, trẻ lên ba cũng nhìn thấy được, nhưng không hiểu sao nhà quản lý cứ mặc kệ nó tồn tại. Để rồi nhiều bà con hồn nhiên đã bị ném vào cái vòng luẩn quẩn phải "ăn vạ" du khách như một cách để tìm sự "công bằng"?
< Trả tiền cái đã!
TS Trần Hữu Sơn đã đưa ra những nhìn nhận và phân tích sát sao, rõ nét khi ông là người trực tiếp tham gia quản lý những hoạt động về văn hóa và du lịch của tỉnh Lào Cai: "Du lịch càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo ở Sa Pa càng lớn. Tôi có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này từ 2005, đã phát biểu trước các diễn đàn lớn của tỉnh nhà rồi. Đề tài ấy chỉ ra sự phân hóa giàu nghèo giữa người dân ở thị trấn và người Mông là 8 lần. Tình trạng này rất dễ xảy ra các vấn đề bất ổn về an ninh xã hội. Cái khoản lợi nhiều nhất trong 25 năm phát triển du lịch thì thuộc về những người kinh doanh du lịch trực tiếp, còn đồng bào dân tộc không kinh doanh trực tiếp nên không có lợi ích gì".
Không lại quả, dẫn khách mua đồ Trung Quốc
< Dịp nghỉ lễ, lượng khách đổ về Sapa khá lớn khiến giá phòng tăng. Nhiều phòng nghỉ ngày thường chỉ 300.000 đồng nay tăng lên đến hơn một triệu.
Trong sự phát triển của ngành du lịch - "công nghiệp không khói", dịch vụ homestay (du lịch cộng đồng) cũng sớm du nhập và phát triển ở Sa Pa, đã bước đầu đem lại những lợi ích cho người dân ở các bản như Cát Cát, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Bản Dền… Quá trình để hoàn thiện và mở rộng loại hình kinh doanh du lịch này cũng vẫn còn là những bản kế hoạch dài hơi.
TS Trần Hữu Sơn tiếp tục câu chuyện về phát triển bền vững ở Sa Pa: "Bây giờ đồng bào mở ra du lịch cộng đồng, như ở Bản Dền, rồi mô hình Cát Cát, như thế vẫn chưa phải là tối ưu. Mình có thể học hỏi các nước khác có những mô hình phát triển du lịch bền vững. Tôi ví dụ như ở Sa Pa, người dân ở đây hãy cứ làm nông nghiệp, đừng "bắt" người dân làm du lịch. Sau đó, doanh nghiệp đưa du khách đến thì chia lợi nhuận cho người dân. Ví dụ ở Châu Phi chia đến 70% lợi nhuận cho người dân, mặc dù người dân chẳng làm gì về du lịch cả, nhưng đây là đất đai của tổ tiên tôi, quê hương tôi thì tôi phải được… hưởng.
< Bám theo khách mời mua hàng, khách hàng không mua thì không thể thoát được.
Nhưng ở ta thì ngược lại. Thậm chí, có anh hướng dẫn viên, khi xuống Tả Phìn, du khách rất muốn mua đồ thổ cẩm thật do người dân làm, nhưng vì bà con không "lại quả" phần trăm, nên anh ấy đưa du khách về thị trấn mua đồ Trung Quốc.
Người dân không được hưởng lợi tí nào, cũng vì cả những lý do láu cá như thế nữa. Như vậy phải thấy rằng cái gốc của vấn đề là làm sao hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân. Phải đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu!"
Hiện nay, UBND huyện Sa Pa đã đưa ra những biện pháp nhằm phát triển du lịch, đồng thời hạn chế những tác hại, những ảnh hưởng tiêu cực từ thương mại hóa, đô thị hóa hay xây dựng quá nhiều thủy điện tàn phá thiên nhiên, đã và đang làm du lịch Sa Pa chao đảo.
Việc triển khai đề án "Xây dựng nếp sống văn minh trong hoạt động thương mại, du lịch" được coi là những nỗ lực lớn của các nhà quản lí trong việc thúc đẩy du lịch và bảo tồn văn hóa ở Sa Pa. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào sự nỗ lực và cố gắng của những nhà quản lý nơi đây để có thể có một Sa Pa bền vững, "hoàn mỹ" trong tương lai.
Tất nhiên, điều đó cũng cần sự góp sức lớn lao của người dân Sa Pa - những chủ nhân đích thực và cổ xưa ở vùng đất xinh đẹp này, để hình ảnh Sa Pa không bị những hệ lụy từ phát triển du lịch "ám ảnh" và "bôi nhọ", để cái danh xưng "Thiên đường du lịch" bấy lâu nay thật là xứng đáng, chứ chẳng phải là thứ đôi khi làm ai đó thấy hổ thẹn...
Du lịch, GO! - Theo Laodong và nhiều nguồn ảnh khác.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét