Càng già người ta càng sợ chết nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn cái chết, ấy là sự cô đơn. Chẳng gì buồn cho bằng cảnh già lọ mọ sớm hôm, không người hàn huyên, tâm sự. Thế cho nên, mỗi khi gặp được người hợp cạ, có thể cùng nhau đối đáp mua vui dẫu chỉ là đôi ba câu chuyện cũ cũng đủ khiến các cụ mang nụ cười vào tận những giấc mơ.
Duyên kỳ ngộ, nợ tương phùng
Từ mấy năm trước, nhiều người đã quen với hình ảnh một ông già tóc trắng, da nâu, mắt sáng, thường solo (một mình) một chiếc sidecar màu xanh dương, chạy băng băng trên đường, nổi bật giữa đoàn phượt trẻ. Đó chính là một bô lão “phượt” mà đám bạn phượt vẫn quen gọi ông bằng cái tên thân mật Bố già.
Nhưng thời gian gần đây, người ta thấy ông không còn solo nữa. Một bạn già tri kỷ đã “điền vào chỗ trống” trên chiếc sidecar khiến chiếc xe của ông không còn chênh vênh và con đường cũng bớt đi độ dài cũng như sự gian nan. Đó là một cuộc hội ngộ lạ lùng giữa ông và người bạn gái năm xưa có cái tên giản dị, Nguyễn Thị Út.
Thời kháng chiến, hai ông bà gặp nhau ở chiến trường Tây Nguyên. Ngày ấy, cả hai đều còn rất trẻ. Mặc dù điều kiện không cho phép, “gặp nhau lần nào cũng vội chẳng đủ để mà giận dỗi” nhưng cũng đủ để họ kịp trao nhau những ánh mắt, nụ cười đầy ẩn ý yêu thương. Chiến tranh loạn lạc khiến hai người hoàn toàn mất liên lạc, không biết ai mất ai còn và họ chỉ còn biết cất giữ chút kỉ niệm về nhau trong quá khứ, chẳng mong ngày gặp lại.
Thật bất ngờ, trong một chuyến xuyên Việt chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4, khi đoàn ghé lại giao lưu với một CLB xe cổ tại Đà Nẵng, ông ngỡ ngàng nhận ra cô Út nhờ đôi má lúm đồng tiền cùng vết sẹo dài trên cánh tay trái. Hai người mừng rơi nước mắt trong giây phút vừa kịp nhận ra nhau. Cô Út chính là bà chủ của nhà hàng nơi mọi người nghỉ ăn trưa.
Sau 40 năm không gặp, cô Út bây giờ đã là một bà già suýt soát 60, còn ông cũng đã ở vào cái tuổi 70 và sắp đi hết cuộc đời. Chồng cô Út qua đời khi cô vừa sinh đứa con thứ hai được vài tháng. Cô ở vậy nuôi các con ăn học thành tài, con nào cũng đã có một cơ ngơi riêng, một gia đình hạnh phúc. Chẳng còn gì phải lo toan cho nên chỉ cần tỉ tê vài câu, ông đã rủ được cô Út lên đường đi phượt.
Từ khi có cô Út cùng đi, ông như trẻ lại đến vài chục tuổi, vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn. Nhìn họ trò chuyện với nhau tâm đầu ý hợp, chăm sóc nhau từ cái tăm, chén nước đến quần áo, xe cộ, cánh trẻ chỉ còn biết thầm ngưỡng mộ và thầm ghen tị.
Sau khi hoàn thành chuyến xuyên Việt 30/4, ông chở luôn cô Út về Hà Nội, đưa cô về nhà chơi với mấy cô con gái của mình. Vợ ông qua đời đã lâu, các con ông cũng quý mến cô Út nên mỗi khi có kế hoạch đi phượt, cô Út lại từ Đã Nẵng bay ra thăm gia đình rồi cùng ông lên đường với chiếc sidecar màu xanh dương quen thuộc. Họ luôn là cặp bài trùng ăn ý trong những chuyến đi và đồng quan điểm.
“Cuộc đời có bao nhiêu đâu mà hững hờ! Sống được bao nhiêu nữa đâu mà không đi. Đi để sống, để yêu, để chạy đua cùng thời gian, và sống hết mình với mỗi giây phút trôi qua cho đến khi cái chết khiến ta không thể làm được điều ta muốn”, cô Út nói với đám phượt trẻ chúng tôi như vậy.
Khi tình muộn thăng hoa
Ai đó đã từng ví tình yêu của người trẻ là một ngọn lửa, rất đẹp, sôi nổi, mãnh liệt nhưng chỉ sáng và cháy bập bùng. Còn tình yêu của người già giống như những hòn than, luôn cháy đượm và khó tắt. Chẳng ở đâu, người ta lại thấy có những mối tình vượt qua tuổi tác đẹp và lãng mạn như những chuyện tình mà dân phượt thường rỉ tai nhau dọc đường du ngoạn.
Là con trai duy nhất trong một gia đình bề thế, ngay từ năm 18 tuổi, ông Phan Duy đã được gia đình mai mối cho thành thân với một trong những cô gái xinh đẹp nhất làng. Họ ăn ở với nhau vô cùng hòa thuận, nhường nhịn nhau từng lời ăn tiếng nói cho nên cuộc sống gia đình cứ thế trôi qua trong sự yên ấm, nhẹ nhàng.
Nghỉ hưu khi con cái đều đã ổn định đâu vào đấy, cả hai vợ chồng đều có lương hưu, chẳng phải lo lúc tuổi già ốm đau bệnh tật, ông Duy bắt đầu tham gia phong trào nuôi chim cảnh, chơi bonsai, sưu tầm cổ vật, chơi xe cổ. Vợ ông cũng sớm hôm theo mấy bà bạn già đi tập dưỡng sinh, hát quan họ, làm công tác người cao tuổi. Hai ông bà, mỗi người theo đuổi một thú vui riêng.
Sau một thời gian nuôi chim, chim chết, trồng cây, cây hỏng, sưu tầm toàn cổ vật rởm, ông Duy nhận ra “mỗi cái anh xe cổ là hợp với mình”. Tính ông vốn hài hước, trẻ trung nên khá hợp với cánh trai trẻ trong hội xe của ông.
Trong một cuộc trà dư tửu hậu với các anh em, ông vừa nâng ly vừa thật thà phát biểu: “Nói thật với các cậu, chơi với cánh già tớ sợ lắm. Nay ông này ốm, mai ông kia đau rồi một vài năm nữa các ông ấy chết hết thì tớ chơi với ai? Cô đơn mà chết à? Thế cho nên tớ phải chơi với cánh trai trẻ các cậu bởi vì kiểu gì tớ cũng sẽ đi trước các cậu vài chục năm. Như vậy có nghĩa là đến lúc tớ chết thì vẫn có vô số các bạn trẻ quanh mình, chẳng còn sợ cô đơn nữa!”. Lời nói vừa hài hước vừa chân tình của ông được mọi người tán thưởng nhiệt liệt.
Nghiện phượt vì có... tri âm
Trong hội chơi xe cổ có một bạn gái khá xinh xắn, nhanh nhẹn, mọi người quen gọi là Liên “bà bà” vì thích nghe kể chuyện “ngày xưa” nên đi đâu cũng chỉ thích ngồi xe bác Phan Duy bởi bác là một kho truyện lớn. Những chỗ đoàn dừng chân nghỉ giải lao, Liên “bà bà” lại trổ tài bóp vai, massage, chăm sóc cho lão xế của mình đỡ mỏi.
Sau vài chuyến đi như thế, họ vô tình trở thành một cặp gắn bó, có một sợi dây vô hình nào đó đã vô tình gắn kết hai con người ấy lại với nhau. Chẳng ai nhận ra điều gì khác biệt, chỉ có bản thân họ là đang cảm thấy những cảm xúc bất thường, khác lạ, khó cắt nghĩa khi vô tình gặp nhau trong những ý nghĩ lạ lùng, bất chợt.
Bao nhiêu năm sống với người vợ mai mối chỉ với một thứ cảm xúc “đại trà”, mãi cho đến bây giờ, khi đã ngoài 60, gần đất xa trời, ông mới biết đến thứ cảm xúc mạnh mẽ này. Nhiều khi ông tự hỏi “Có lẽ nào, đó lại là tình yêu? Có khi nào, ở vào cái tuổi này rồi ta mới biết đến tình yêu?”.
Khi yêu, ngay cả với các cụ “phượt già” có những điều chẳng cần nói ra nhưng người ta vẫn hiểu cái thứ ngôn ngữ không lời ấy. Khoảng cách vài chục tuổi đời dường như chẳng là gì khi cả hai lúc nào cũng mong chờ những chuyến phượt đường dài để được đồng hành cùng nhau trong niềm hạnh phúc được yêu nhau và cùng nhau chinh phục những con đường mới, những miền đất lạ. Tuy họ không thể đến với nhau vì nhiều nhẽ nhưng đó hẳn là một tình cảm đẹp, trong sáng như những bông hoa cuối mùa thấp thoáng dọc đường đi.
Trên những cung đường phượt, không những các cụ được hòa cùng không khí trẻ trung, sôi nổi của các thành viên nhỏ tuổi hơn trong đoàn mà còn được gặp gỡ bao nhiêu con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, được mắt thấy tai nghe nhiều cảnh sắc, chuyện đời. Có lẽ vì thế mà những cụ đã từng đi phượt một lần thường muốn có những lần tiếp theo nhất là khi bên cạnh lại có một tri âm tri kỷ luôn kề vai sát cánh suốt hành trình.
Phượt già nhớ rừng xanh - P1
Du lịch, GO! - Theo Nguoiduatin, internet
Duyên kỳ ngộ, nợ tương phùng
Từ mấy năm trước, nhiều người đã quen với hình ảnh một ông già tóc trắng, da nâu, mắt sáng, thường solo (một mình) một chiếc sidecar màu xanh dương, chạy băng băng trên đường, nổi bật giữa đoàn phượt trẻ. Đó chính là một bô lão “phượt” mà đám bạn phượt vẫn quen gọi ông bằng cái tên thân mật Bố già.
Nhưng thời gian gần đây, người ta thấy ông không còn solo nữa. Một bạn già tri kỷ đã “điền vào chỗ trống” trên chiếc sidecar khiến chiếc xe của ông không còn chênh vênh và con đường cũng bớt đi độ dài cũng như sự gian nan. Đó là một cuộc hội ngộ lạ lùng giữa ông và người bạn gái năm xưa có cái tên giản dị, Nguyễn Thị Út.
Thời kháng chiến, hai ông bà gặp nhau ở chiến trường Tây Nguyên. Ngày ấy, cả hai đều còn rất trẻ. Mặc dù điều kiện không cho phép, “gặp nhau lần nào cũng vội chẳng đủ để mà giận dỗi” nhưng cũng đủ để họ kịp trao nhau những ánh mắt, nụ cười đầy ẩn ý yêu thương. Chiến tranh loạn lạc khiến hai người hoàn toàn mất liên lạc, không biết ai mất ai còn và họ chỉ còn biết cất giữ chút kỉ niệm về nhau trong quá khứ, chẳng mong ngày gặp lại.
Thật bất ngờ, trong một chuyến xuyên Việt chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4, khi đoàn ghé lại giao lưu với một CLB xe cổ tại Đà Nẵng, ông ngỡ ngàng nhận ra cô Út nhờ đôi má lúm đồng tiền cùng vết sẹo dài trên cánh tay trái. Hai người mừng rơi nước mắt trong giây phút vừa kịp nhận ra nhau. Cô Út chính là bà chủ của nhà hàng nơi mọi người nghỉ ăn trưa.
Sau 40 năm không gặp, cô Út bây giờ đã là một bà già suýt soát 60, còn ông cũng đã ở vào cái tuổi 70 và sắp đi hết cuộc đời. Chồng cô Út qua đời khi cô vừa sinh đứa con thứ hai được vài tháng. Cô ở vậy nuôi các con ăn học thành tài, con nào cũng đã có một cơ ngơi riêng, một gia đình hạnh phúc. Chẳng còn gì phải lo toan cho nên chỉ cần tỉ tê vài câu, ông đã rủ được cô Út lên đường đi phượt.
Từ khi có cô Út cùng đi, ông như trẻ lại đến vài chục tuổi, vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn. Nhìn họ trò chuyện với nhau tâm đầu ý hợp, chăm sóc nhau từ cái tăm, chén nước đến quần áo, xe cộ, cánh trẻ chỉ còn biết thầm ngưỡng mộ và thầm ghen tị.
Sau khi hoàn thành chuyến xuyên Việt 30/4, ông chở luôn cô Út về Hà Nội, đưa cô về nhà chơi với mấy cô con gái của mình. Vợ ông qua đời đã lâu, các con ông cũng quý mến cô Út nên mỗi khi có kế hoạch đi phượt, cô Út lại từ Đã Nẵng bay ra thăm gia đình rồi cùng ông lên đường với chiếc sidecar màu xanh dương quen thuộc. Họ luôn là cặp bài trùng ăn ý trong những chuyến đi và đồng quan điểm.
“Cuộc đời có bao nhiêu đâu mà hững hờ! Sống được bao nhiêu nữa đâu mà không đi. Đi để sống, để yêu, để chạy đua cùng thời gian, và sống hết mình với mỗi giây phút trôi qua cho đến khi cái chết khiến ta không thể làm được điều ta muốn”, cô Út nói với đám phượt trẻ chúng tôi như vậy.
Khi tình muộn thăng hoa
Ai đó đã từng ví tình yêu của người trẻ là một ngọn lửa, rất đẹp, sôi nổi, mãnh liệt nhưng chỉ sáng và cháy bập bùng. Còn tình yêu của người già giống như những hòn than, luôn cháy đượm và khó tắt. Chẳng ở đâu, người ta lại thấy có những mối tình vượt qua tuổi tác đẹp và lãng mạn như những chuyện tình mà dân phượt thường rỉ tai nhau dọc đường du ngoạn.
Là con trai duy nhất trong một gia đình bề thế, ngay từ năm 18 tuổi, ông Phan Duy đã được gia đình mai mối cho thành thân với một trong những cô gái xinh đẹp nhất làng. Họ ăn ở với nhau vô cùng hòa thuận, nhường nhịn nhau từng lời ăn tiếng nói cho nên cuộc sống gia đình cứ thế trôi qua trong sự yên ấm, nhẹ nhàng.
Nghỉ hưu khi con cái đều đã ổn định đâu vào đấy, cả hai vợ chồng đều có lương hưu, chẳng phải lo lúc tuổi già ốm đau bệnh tật, ông Duy bắt đầu tham gia phong trào nuôi chim cảnh, chơi bonsai, sưu tầm cổ vật, chơi xe cổ. Vợ ông cũng sớm hôm theo mấy bà bạn già đi tập dưỡng sinh, hát quan họ, làm công tác người cao tuổi. Hai ông bà, mỗi người theo đuổi một thú vui riêng.
Sau một thời gian nuôi chim, chim chết, trồng cây, cây hỏng, sưu tầm toàn cổ vật rởm, ông Duy nhận ra “mỗi cái anh xe cổ là hợp với mình”. Tính ông vốn hài hước, trẻ trung nên khá hợp với cánh trai trẻ trong hội xe của ông.
Trong một cuộc trà dư tửu hậu với các anh em, ông vừa nâng ly vừa thật thà phát biểu: “Nói thật với các cậu, chơi với cánh già tớ sợ lắm. Nay ông này ốm, mai ông kia đau rồi một vài năm nữa các ông ấy chết hết thì tớ chơi với ai? Cô đơn mà chết à? Thế cho nên tớ phải chơi với cánh trai trẻ các cậu bởi vì kiểu gì tớ cũng sẽ đi trước các cậu vài chục năm. Như vậy có nghĩa là đến lúc tớ chết thì vẫn có vô số các bạn trẻ quanh mình, chẳng còn sợ cô đơn nữa!”. Lời nói vừa hài hước vừa chân tình của ông được mọi người tán thưởng nhiệt liệt.
Nghiện phượt vì có... tri âm
Trong hội chơi xe cổ có một bạn gái khá xinh xắn, nhanh nhẹn, mọi người quen gọi là Liên “bà bà” vì thích nghe kể chuyện “ngày xưa” nên đi đâu cũng chỉ thích ngồi xe bác Phan Duy bởi bác là một kho truyện lớn. Những chỗ đoàn dừng chân nghỉ giải lao, Liên “bà bà” lại trổ tài bóp vai, massage, chăm sóc cho lão xế của mình đỡ mỏi.
Sau vài chuyến đi như thế, họ vô tình trở thành một cặp gắn bó, có một sợi dây vô hình nào đó đã vô tình gắn kết hai con người ấy lại với nhau. Chẳng ai nhận ra điều gì khác biệt, chỉ có bản thân họ là đang cảm thấy những cảm xúc bất thường, khác lạ, khó cắt nghĩa khi vô tình gặp nhau trong những ý nghĩ lạ lùng, bất chợt.
Bao nhiêu năm sống với người vợ mai mối chỉ với một thứ cảm xúc “đại trà”, mãi cho đến bây giờ, khi đã ngoài 60, gần đất xa trời, ông mới biết đến thứ cảm xúc mạnh mẽ này. Nhiều khi ông tự hỏi “Có lẽ nào, đó lại là tình yêu? Có khi nào, ở vào cái tuổi này rồi ta mới biết đến tình yêu?”.
Khi yêu, ngay cả với các cụ “phượt già” có những điều chẳng cần nói ra nhưng người ta vẫn hiểu cái thứ ngôn ngữ không lời ấy. Khoảng cách vài chục tuổi đời dường như chẳng là gì khi cả hai lúc nào cũng mong chờ những chuyến phượt đường dài để được đồng hành cùng nhau trong niềm hạnh phúc được yêu nhau và cùng nhau chinh phục những con đường mới, những miền đất lạ. Tuy họ không thể đến với nhau vì nhiều nhẽ nhưng đó hẳn là một tình cảm đẹp, trong sáng như những bông hoa cuối mùa thấp thoáng dọc đường đi.
Trên những cung đường phượt, không những các cụ được hòa cùng không khí trẻ trung, sôi nổi của các thành viên nhỏ tuổi hơn trong đoàn mà còn được gặp gỡ bao nhiêu con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, được mắt thấy tai nghe nhiều cảnh sắc, chuyện đời. Có lẽ vì thế mà những cụ đã từng đi phượt một lần thường muốn có những lần tiếp theo nhất là khi bên cạnh lại có một tri âm tri kỷ luôn kề vai sát cánh suốt hành trình.
Phượt già nhớ rừng xanh - P1
Du lịch, GO! - Theo Nguoiduatin, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét