Khi nhắc đến Hải Hà-Quảng Ninh người ta thường nhớ đến những đồi chè, nương mía, rừng keo, rừng quế v.v.. trù phú.
Nhưng ít ai biết Hải Hà còn có một đảo Cái Chiên thơ mộng, đó là hòn đảo nằm tách biệt với đất liền, trong bản đồ hành chính là xã Cái Chiên, phải đi tàu mất chừng 30-40 phút từ cảng Hải Hà mới ra được đến đảo.
Trong một lần đến Hải Hà, tôi đã may mắn được theo đoàn công tác của huyện ra đảo. Chiếc xuồng nhỏ lướt trên sóng bạc, đất liền xa dần, chỉ thấy trước mắt là những bãi cát trắng, biển xanh biếc, những hòn đảo lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển.
Cái Chiên là xã đảo của huyện Hải Hà, đảo nằm cách xa đất liền khoảng 20km. Hiện Cái Chiên chưa có tàu khách thông thương với đất liền. Nếu ai đó muốn đến đảo Cái Chiên phải tự thuê tàu, hoặc qua mối quen biết đi nhờ ngư dân, hoặc nhờ tàu công tác của các ngành chức năng mới đến được đảo.
Sau hơn 30 phút cưỡi trên sóng bạc, Cái Chiên hiện ra trước mắt chúng tôi, đó là một hòn đảo giống như con cá voi khổng lồ nhô lên từ mặt biển, thân dài, mình hẹp. Bước chân lên đảo, tôi thực sự ngỡ ngàng với cảnh sắc nơi đây, một màu xanh trù phú, chim hót líu lo, mọi mệt mỏi sau chuyến đi trên biển chợt tan biến.
Cái Chiên có diện tích 2.500ha, nhưng đa phần là đồi núi và bãi biển; trong đó, chỉ có 108ha đất nông nghiệp cấy lúa và trồng mầu. Cả xã chỉ có 154 hộ và 552 nhân khẩu. Cuộc sống của bà con nơi đây chủ yếu là tự cung tự cấp.
Năm 2011, từ chương trình xây dựng nông thôn mới, Cái Chiên được làm một con đường bê tông dài 5km xuyên suốt đảo và một số công trình khác như: hồ cấp nước Vạn Cả (thôn Vạn Cả), có sức chứa khoảng 36.000m³; hồ Khe Đình (thôn Đầu Rồng) chứa khoảng 18.000m³ nước. Những công trình này sau khi hoàn thành, sẽ đảm bảo nguồn nước sinh hoạt lẫn nguồn nước tưới cho các cánh đồng của cả xã. Đặc biệt, Cái Chiên có bãi biển dài khoảng 2km, cát trắng mịn, đẹp không kém những bãi tắm du lịch hiện nay ở các xã Minh Châu, Quan Lạn (huyện Vân Đồn).
Trên con đường bê tông dẫn vào đảo, anh Phó bí thư Đảng uỷ xã đảo hóm hỉnh bảo tôi: “Còn nhiều điều thú vị phía trước lắm, cậu cứ để tôi làm hướng dẫn viên du lịch cho”. Tôi lấy làm thích thú, hồi hộp…
Quả thực càng đi, càng khám phá mới thấy hòn đảo xinh đẹp này hấp dẫn và thơ mộng. Con đường bao quanh đảo đã được bê tông hoá giúp việc đi lại thuận tiện hơn. Xã đảo rộng trên 108km² nhưng chỉ có 154 hộ dân phân bố thành 3 thôn. Người dân đảo rất thân thiện, hiếu khách. Công việc của họ chủ yếu là đánh bắt hải sản. Trên những bãi triều ven biển thấp thoáng bóng những người dân đi bắt ốc.
Hòn đảo còn khá hoang sơ với diện tích rừng nguyên sinh còn trên 500ha và trong rừng còn nhiều cây gỗ cổ thụ, chim thú như khỉ, lợn rừng, trăn... và đặc biệt rất nhiều loại chim cư ngụ ở đây. Chúng từ khắp nơi tụ họp về làm tổ, sinh sống nên không lúc nào vắng tiếng chim hót. Vì vậy nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng và hệ sinh thái được cán bộ xã cùng toàn thể nhân dân đặt lên hàng đầu.
Năm 1998, UBND xã đã vận động nhân dân trồng cây phi lao chắn cát trên diện tích khoảng 2ha ở khu vực bãi biển chính. Rừng phi lao giống như tấm áo mầu xanh ôm lấy bãi biển, mỗi đợt gió thổi hàng cây đu đưa tạo ra khúc nhạc của thiên nhiên thật vui tai.
Bao quanh bãi biển là các đảo nhỏ thuộc xã như: Thoi Xanh, Gò Vàng, Rèm Ba, Hòn Trực. Trên các đảo nhỏ này, không có người ở mà chỉ là những khu rừng nguyên sinh. Xa mờ mờ dưới chân mây là đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái), huyện đảo Cô Tô và các đảo Sậu Đông, Sậu Nam (huyện Vân Đồn).
Đi dọc xuống mặt phía Đông của hòn đảo, một không gian thật lãng mạn hiện ra trước mắt với những bãi cát trắng trải dài. Điều đặc biệt là những bãi cát này chưa có sự tác động nhiều của con người nên vẫn giữ được những nét đẹp thiên tạo vốn có. Trong đó, bãi cát thuộc khu Đầu Rồng là lớn và đẹp hơn cả, với hơn 2km² bờ cát trải dài, thoai thoải, nước biển xanh biếc, là một bãi tắm khá lý tưởng. Dọc bờ biển là rừng phi lao thẳng tắp, xanh mướt soi bóng xuống mặt nước xanh. Buổi chiều sau khi tắm xong, bạn có thể lên rừng phi lao mắc võng nằm thư giãn nghe tiếng sóng vỗ rì rào, tiếng chim hót líu lo…
Đặc biệt hơn, từ bãi Đầu Rồng, bạn có thể tiếp tục đi thuyền qua đảo Thoi Xanh, đây là hòn đảo cũng khá đẹp và hoang sơ với nhiều bãi cát đẹp. Thậm chí từ đó có thể nhìn ra Cô Tô, Hòn Trụi, Hòn Vĩnh Thực (Móng Cái), Núi Sậu (Vân Đồn). Với vị trí ấy, nơi này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong an ninh quốc phòng biển đảo.
Sau một ngày rong ruổi khám phá đảo và tắm biển, bạn có thể thư giãn bằng việc vác cần ra cầu cảng để câu cá. Ở đây có rất nhiều loại cá và chỉ cần thả mồi một lúc là đã được một bữa nhắm tuyệt vời.
Thực sự Cái Chiên có rất nhiều điều thú vị mà bạn muốn khám phá trong chuyến hành trình của mình. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Cái Chiên vẫn đang thuộc dạng tiềm năng do chưa được nhiều người biết đến và trên đảo chưa có điện lưới, giao thông cách trở, chưa có dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Vậy nên: Cái Chiên cũng còn thật hoang sơ...
Du lịch, GO! - Theo Đức Hiếu, Công Thành (báo Quảng Ninh).
Nhưng ít ai biết Hải Hà còn có một đảo Cái Chiên thơ mộng, đó là hòn đảo nằm tách biệt với đất liền, trong bản đồ hành chính là xã Cái Chiên, phải đi tàu mất chừng 30-40 phút từ cảng Hải Hà mới ra được đến đảo.
Trong một lần đến Hải Hà, tôi đã may mắn được theo đoàn công tác của huyện ra đảo. Chiếc xuồng nhỏ lướt trên sóng bạc, đất liền xa dần, chỉ thấy trước mắt là những bãi cát trắng, biển xanh biếc, những hòn đảo lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển.
Cái Chiên là xã đảo của huyện Hải Hà, đảo nằm cách xa đất liền khoảng 20km. Hiện Cái Chiên chưa có tàu khách thông thương với đất liền. Nếu ai đó muốn đến đảo Cái Chiên phải tự thuê tàu, hoặc qua mối quen biết đi nhờ ngư dân, hoặc nhờ tàu công tác của các ngành chức năng mới đến được đảo.
Sau hơn 30 phút cưỡi trên sóng bạc, Cái Chiên hiện ra trước mắt chúng tôi, đó là một hòn đảo giống như con cá voi khổng lồ nhô lên từ mặt biển, thân dài, mình hẹp. Bước chân lên đảo, tôi thực sự ngỡ ngàng với cảnh sắc nơi đây, một màu xanh trù phú, chim hót líu lo, mọi mệt mỏi sau chuyến đi trên biển chợt tan biến.
Cái Chiên có diện tích 2.500ha, nhưng đa phần là đồi núi và bãi biển; trong đó, chỉ có 108ha đất nông nghiệp cấy lúa và trồng mầu. Cả xã chỉ có 154 hộ và 552 nhân khẩu. Cuộc sống của bà con nơi đây chủ yếu là tự cung tự cấp.
Năm 2011, từ chương trình xây dựng nông thôn mới, Cái Chiên được làm một con đường bê tông dài 5km xuyên suốt đảo và một số công trình khác như: hồ cấp nước Vạn Cả (thôn Vạn Cả), có sức chứa khoảng 36.000m³; hồ Khe Đình (thôn Đầu Rồng) chứa khoảng 18.000m³ nước. Những công trình này sau khi hoàn thành, sẽ đảm bảo nguồn nước sinh hoạt lẫn nguồn nước tưới cho các cánh đồng của cả xã. Đặc biệt, Cái Chiên có bãi biển dài khoảng 2km, cát trắng mịn, đẹp không kém những bãi tắm du lịch hiện nay ở các xã Minh Châu, Quan Lạn (huyện Vân Đồn).
Trên con đường bê tông dẫn vào đảo, anh Phó bí thư Đảng uỷ xã đảo hóm hỉnh bảo tôi: “Còn nhiều điều thú vị phía trước lắm, cậu cứ để tôi làm hướng dẫn viên du lịch cho”. Tôi lấy làm thích thú, hồi hộp…
Quả thực càng đi, càng khám phá mới thấy hòn đảo xinh đẹp này hấp dẫn và thơ mộng. Con đường bao quanh đảo đã được bê tông hoá giúp việc đi lại thuận tiện hơn. Xã đảo rộng trên 108km² nhưng chỉ có 154 hộ dân phân bố thành 3 thôn. Người dân đảo rất thân thiện, hiếu khách. Công việc của họ chủ yếu là đánh bắt hải sản. Trên những bãi triều ven biển thấp thoáng bóng những người dân đi bắt ốc.
Hòn đảo còn khá hoang sơ với diện tích rừng nguyên sinh còn trên 500ha và trong rừng còn nhiều cây gỗ cổ thụ, chim thú như khỉ, lợn rừng, trăn... và đặc biệt rất nhiều loại chim cư ngụ ở đây. Chúng từ khắp nơi tụ họp về làm tổ, sinh sống nên không lúc nào vắng tiếng chim hót. Vì vậy nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng và hệ sinh thái được cán bộ xã cùng toàn thể nhân dân đặt lên hàng đầu.
Năm 1998, UBND xã đã vận động nhân dân trồng cây phi lao chắn cát trên diện tích khoảng 2ha ở khu vực bãi biển chính. Rừng phi lao giống như tấm áo mầu xanh ôm lấy bãi biển, mỗi đợt gió thổi hàng cây đu đưa tạo ra khúc nhạc của thiên nhiên thật vui tai.
Bao quanh bãi biển là các đảo nhỏ thuộc xã như: Thoi Xanh, Gò Vàng, Rèm Ba, Hòn Trực. Trên các đảo nhỏ này, không có người ở mà chỉ là những khu rừng nguyên sinh. Xa mờ mờ dưới chân mây là đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái), huyện đảo Cô Tô và các đảo Sậu Đông, Sậu Nam (huyện Vân Đồn).
Đi dọc xuống mặt phía Đông của hòn đảo, một không gian thật lãng mạn hiện ra trước mắt với những bãi cát trắng trải dài. Điều đặc biệt là những bãi cát này chưa có sự tác động nhiều của con người nên vẫn giữ được những nét đẹp thiên tạo vốn có. Trong đó, bãi cát thuộc khu Đầu Rồng là lớn và đẹp hơn cả, với hơn 2km² bờ cát trải dài, thoai thoải, nước biển xanh biếc, là một bãi tắm khá lý tưởng. Dọc bờ biển là rừng phi lao thẳng tắp, xanh mướt soi bóng xuống mặt nước xanh. Buổi chiều sau khi tắm xong, bạn có thể lên rừng phi lao mắc võng nằm thư giãn nghe tiếng sóng vỗ rì rào, tiếng chim hót líu lo…
Đặc biệt hơn, từ bãi Đầu Rồng, bạn có thể tiếp tục đi thuyền qua đảo Thoi Xanh, đây là hòn đảo cũng khá đẹp và hoang sơ với nhiều bãi cát đẹp. Thậm chí từ đó có thể nhìn ra Cô Tô, Hòn Trụi, Hòn Vĩnh Thực (Móng Cái), Núi Sậu (Vân Đồn). Với vị trí ấy, nơi này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong an ninh quốc phòng biển đảo.
Sau một ngày rong ruổi khám phá đảo và tắm biển, bạn có thể thư giãn bằng việc vác cần ra cầu cảng để câu cá. Ở đây có rất nhiều loại cá và chỉ cần thả mồi một lúc là đã được một bữa nhắm tuyệt vời.
Thực sự Cái Chiên có rất nhiều điều thú vị mà bạn muốn khám phá trong chuyến hành trình của mình. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Cái Chiên vẫn đang thuộc dạng tiềm năng do chưa được nhiều người biết đến và trên đảo chưa có điện lưới, giao thông cách trở, chưa có dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Vậy nên: Cái Chiên cũng còn thật hoang sơ...
Du lịch, GO! - Theo Đức Hiếu, Công Thành (báo Quảng Ninh).
0 nhận xét :
Đăng nhận xét