Đà Giang như một dải lụa kỳ vĩ vắt qua vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc. Nếu ngược từ lòng hồ thủy điện về phía thượng nguồn sẽ bắt gặp một “vịnh Hạ Long” trên sóng nước Đà Giang cực kỳ ấn tượng. Du khách như lạc vào những cảnh sắc của truyền thuyết, huyền thoại về mảnh đất này.
Đà Giang được nhà văn Nguyễn Tuân mô tả bằng những ngôn từ đặc biệt nhất, khi thì hùng vĩ, hung dữ, lúc lại mềm mại, trữ tình, nhưng lại đẹp, rất đẹp. Bất kỳ ai một lần được ngồi trên con thuyền nhỏ bập bềnh ngược dòng Đà Giang sẽ không chỉ cảm mà còn tận tay “sờ” được vào vẻ đẹp kỳ bí đó. Bây giờ những người lái đò trên sông Đà không còn phải dùng đến nội công thâm hậu để chèo lái như ông lão mà Nguyễn Tuân đã khắc họa nữa. Đón du khách khám phá sông Đà ở bến thuyền Thung Nai (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) là những chàng trai trẻ trên những chiếc thuyền máy.
Thử cảm giác mạnh
Khi đã rời xa bờ bến, những con sóng bắt đầu cuồn cuộn nổi lên đập vào mạn như muốn ăn tươi nuốt sống con thuyền nhỏ. Chiếc thuyền nhỏ chao đảo, bồng bềnh trên mặt nước.
Du khách được dịp hò hét khi con thuyền vượt lên ngọn sóng dữ một cách ngoạn mục. Từ những ô cửa nhỏ trên thuyền, du khách có thể với tay chạm vào những con sóng màu nước xanh trong mát lạnh.
Chàng lái đò trẻ tên Duy (người huyện Cao Phong) bảo rằng tuy đã chở hàng trăm chuyến cho du khách ngược dòng Đà Giang khám phá cảnh sắc nơi đây, nhưng cứ mỗi khi ra đến giữa lòng hồ Thung Nai anh lại có cảm giác khác nhau. Duy kể xưa kia Thung Nai là một thung lũng lớn được những dãy núi cao, rừng rậm bao quanh, có rất nhiều hươu, nai nên người dân bản địa đặt tên là Thung Nai. Khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng, Thung Nai trở thành hồ chứa nước khổng lồ với những hòn đảo xanh nhấp nhô trên sóng nước, tạo ra một cảnh quan được ví như “vịnh Hạ Long” trên sông.
Này là hòn đảo nhỏ với đỉnh được thiên nhiên tạo dựng như hình hài cơ thể một tráng sĩ đang gồng mình nhìn về phía bờ. Kia là những đảo nhỏ cao thấp, mấp mô với đám cây xanh mọc trên đỉnh nhô lên giữa dòng sông...
Những tảng đá với đủ hình thù đã xếp chồng lên nhau để tạo nên các hòn đảo nhỏ. Hàng ngàn năm qua đảo đá vẫn đứng trơ gan cùng đất trời, bao cuộc mưa nắng mà chẳng hề mòn phai. Bao con sóng dữ ập tới mà đảo chẳng hề bị cuốn trôi. Con thuyền lướt nhẹ qua những hòn đảo để lại trong lòng du khách một cảm giác tuyệt vời rằng mình như đang đi giữa vịnh Hạ Long ở vùng cao này vậy. Sóng nước Đà Giang cũng đủ mạnh và dữ dội để du khách ấn tượng như đang đi giữa biển Đông hùng vĩ.
Nghe huyền thoại, ngắm cảnh đẹp
Qua hơn chục kilômet đường thủy với những cảm giác vô cùng ấn tượng, giờ đây du khách sẽ được chàng lái thuyền cho cập bến vào tế lễ ở đền Bà Chúa Thác Bờ. Điều lạ đập vào mắt du khách là những con thuyền vàng mã khổng lồ. Chiếc nhỏ dài trên 2m, còn chiếc lớn dài đến 4-5m và được trang trí hết sức cầu kỳ. Nhiều chiếc thuyền được trang trí đầu rồng cùng những hình người đặc sắc, tinh xảo.
Từ TP Hòa Bình qua Thung Nai (Cao Phong), du khách sẽ có dịp ngắm nhìn khu hang động đẹp nhất miền Tây Bắc. Đó là động Thác Bờ (xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc) nằm ngay trên bến Ngọc long lanh. Vào mùa nước cạn du khách sẽ phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Nhưng nếu vào mùa nước đầy thì du khách có thể dập dềnh từ thuyền sang nhà nổi, đi qua cầu phao được kết bằng những thân cây bương chạy dài khoảng 100m cho tới bậc đá lên động. Động Thác Bờ nằm ở sườn phía bắc của dãy núi Chủa nhìn ra mặt sông, cửa động cao tới 35m, rộng 25m.
Động có chiều sâu khoảng 150m với các khối nhũ đá hai bên bờ vách rất đặc sắc. Có cả một khối nhũ lớn mang hình tượng cá chép đang hóa rồng. Nhưng đặc sắc nhất mà du khách phát hiện ở động Thác Bờ là hình dòng nhũ khổng lồ đổ từ đỉnh xuống lòng động cao trên 10m. Màu vàng óng và hình dáng của khối nhũ đá này tựa như một ly kem xôi khổng lồ rất ngon lành. Động Thác Bờ được chia làm ba khu, ngoài lòng động với những khối nhũ đá kỳ diệu ra còn có khu vực tiếp du khách, khu thờ thần, Quan Âm, Phật Tổ...
Mệt mỏi sau hành trình dài leo đồi và khám phá hang động, du khách sẽ được tưởng thưởng “một chầu matxa” miễn phí tuyệt vời cho đôi chân trần. Đó là ngồi thư giãn trên con suối nhỏ trong vắt chảy ra từ lòng núi. Con suối nhỏ này chảy giữa lòng thung lũng rồi đổ ra sông Đà. Điểm cuối cùng của hành trình là một thác nước nhỏ, trong vắt như thể một sự sắp đặt tuyệt vời của thiên nhiên giúp mọi người gột rửa mệt mỏi của hành trình trước khi về nhà.
Hướng dẫn thêm:
Từ Hà Nội, du khách đi theo quốc lộ 6 khoảng 80km đến TP Hòa Bình, sau đó theo con đường mang tên Tây Tiên đèo dốc trên 20km để đến bến thuyền Thung Nai.
Nếu đi theo đoàn đông người, du khách nên thuê thuyền lớn có đủ áo phao cứu hộ và các thiết bị máy móc. Giá thuê thuyền từ 500.000-1 triệu đồng (không tính số người).
Để qua đêm tại đây du khách có thể thuê phòng ở khu nhà nghỉ Cối Xay Gió trên đảo Bạn Bè. Khu nhà nghỉ giá rẻ bình dân này nằm ngay dưới mép nước và bên trên là chiếc cối xay gió rất độc đáo.
Du lịch, GO! - Theo Hải Dương, Nguyễn Hường (TTCN), internet
Đà Giang được nhà văn Nguyễn Tuân mô tả bằng những ngôn từ đặc biệt nhất, khi thì hùng vĩ, hung dữ, lúc lại mềm mại, trữ tình, nhưng lại đẹp, rất đẹp. Bất kỳ ai một lần được ngồi trên con thuyền nhỏ bập bềnh ngược dòng Đà Giang sẽ không chỉ cảm mà còn tận tay “sờ” được vào vẻ đẹp kỳ bí đó. Bây giờ những người lái đò trên sông Đà không còn phải dùng đến nội công thâm hậu để chèo lái như ông lão mà Nguyễn Tuân đã khắc họa nữa. Đón du khách khám phá sông Đà ở bến thuyền Thung Nai (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) là những chàng trai trẻ trên những chiếc thuyền máy.
Thử cảm giác mạnh
Khi đã rời xa bờ bến, những con sóng bắt đầu cuồn cuộn nổi lên đập vào mạn như muốn ăn tươi nuốt sống con thuyền nhỏ. Chiếc thuyền nhỏ chao đảo, bồng bềnh trên mặt nước.
Du khách được dịp hò hét khi con thuyền vượt lên ngọn sóng dữ một cách ngoạn mục. Từ những ô cửa nhỏ trên thuyền, du khách có thể với tay chạm vào những con sóng màu nước xanh trong mát lạnh.
Chàng lái đò trẻ tên Duy (người huyện Cao Phong) bảo rằng tuy đã chở hàng trăm chuyến cho du khách ngược dòng Đà Giang khám phá cảnh sắc nơi đây, nhưng cứ mỗi khi ra đến giữa lòng hồ Thung Nai anh lại có cảm giác khác nhau. Duy kể xưa kia Thung Nai là một thung lũng lớn được những dãy núi cao, rừng rậm bao quanh, có rất nhiều hươu, nai nên người dân bản địa đặt tên là Thung Nai. Khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng, Thung Nai trở thành hồ chứa nước khổng lồ với những hòn đảo xanh nhấp nhô trên sóng nước, tạo ra một cảnh quan được ví như “vịnh Hạ Long” trên sông.
Này là hòn đảo nhỏ với đỉnh được thiên nhiên tạo dựng như hình hài cơ thể một tráng sĩ đang gồng mình nhìn về phía bờ. Kia là những đảo nhỏ cao thấp, mấp mô với đám cây xanh mọc trên đỉnh nhô lên giữa dòng sông...
Những tảng đá với đủ hình thù đã xếp chồng lên nhau để tạo nên các hòn đảo nhỏ. Hàng ngàn năm qua đảo đá vẫn đứng trơ gan cùng đất trời, bao cuộc mưa nắng mà chẳng hề mòn phai. Bao con sóng dữ ập tới mà đảo chẳng hề bị cuốn trôi. Con thuyền lướt nhẹ qua những hòn đảo để lại trong lòng du khách một cảm giác tuyệt vời rằng mình như đang đi giữa vịnh Hạ Long ở vùng cao này vậy. Sóng nước Đà Giang cũng đủ mạnh và dữ dội để du khách ấn tượng như đang đi giữa biển Đông hùng vĩ.
Nghe huyền thoại, ngắm cảnh đẹp
Qua hơn chục kilômet đường thủy với những cảm giác vô cùng ấn tượng, giờ đây du khách sẽ được chàng lái thuyền cho cập bến vào tế lễ ở đền Bà Chúa Thác Bờ. Điều lạ đập vào mắt du khách là những con thuyền vàng mã khổng lồ. Chiếc nhỏ dài trên 2m, còn chiếc lớn dài đến 4-5m và được trang trí hết sức cầu kỳ. Nhiều chiếc thuyền được trang trí đầu rồng cùng những hình người đặc sắc, tinh xảo.
Từ TP Hòa Bình qua Thung Nai (Cao Phong), du khách sẽ có dịp ngắm nhìn khu hang động đẹp nhất miền Tây Bắc. Đó là động Thác Bờ (xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc) nằm ngay trên bến Ngọc long lanh. Vào mùa nước cạn du khách sẽ phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Nhưng nếu vào mùa nước đầy thì du khách có thể dập dềnh từ thuyền sang nhà nổi, đi qua cầu phao được kết bằng những thân cây bương chạy dài khoảng 100m cho tới bậc đá lên động. Động Thác Bờ nằm ở sườn phía bắc của dãy núi Chủa nhìn ra mặt sông, cửa động cao tới 35m, rộng 25m.
Động có chiều sâu khoảng 150m với các khối nhũ đá hai bên bờ vách rất đặc sắc. Có cả một khối nhũ lớn mang hình tượng cá chép đang hóa rồng. Nhưng đặc sắc nhất mà du khách phát hiện ở động Thác Bờ là hình dòng nhũ khổng lồ đổ từ đỉnh xuống lòng động cao trên 10m. Màu vàng óng và hình dáng của khối nhũ đá này tựa như một ly kem xôi khổng lồ rất ngon lành. Động Thác Bờ được chia làm ba khu, ngoài lòng động với những khối nhũ đá kỳ diệu ra còn có khu vực tiếp du khách, khu thờ thần, Quan Âm, Phật Tổ...
Mệt mỏi sau hành trình dài leo đồi và khám phá hang động, du khách sẽ được tưởng thưởng “một chầu matxa” miễn phí tuyệt vời cho đôi chân trần. Đó là ngồi thư giãn trên con suối nhỏ trong vắt chảy ra từ lòng núi. Con suối nhỏ này chảy giữa lòng thung lũng rồi đổ ra sông Đà. Điểm cuối cùng của hành trình là một thác nước nhỏ, trong vắt như thể một sự sắp đặt tuyệt vời của thiên nhiên giúp mọi người gột rửa mệt mỏi của hành trình trước khi về nhà.
Hướng dẫn thêm:
Từ Hà Nội, du khách đi theo quốc lộ 6 khoảng 80km đến TP Hòa Bình, sau đó theo con đường mang tên Tây Tiên đèo dốc trên 20km để đến bến thuyền Thung Nai.
Nếu đi theo đoàn đông người, du khách nên thuê thuyền lớn có đủ áo phao cứu hộ và các thiết bị máy móc. Giá thuê thuyền từ 500.000-1 triệu đồng (không tính số người).
Để qua đêm tại đây du khách có thể thuê phòng ở khu nhà nghỉ Cối Xay Gió trên đảo Bạn Bè. Khu nhà nghỉ giá rẻ bình dân này nằm ngay dưới mép nước và bên trên là chiếc cối xay gió rất độc đáo.
Du lịch, GO! - Theo Hải Dương, Nguyễn Hường (TTCN), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét