Hoa loa kèn trắng trong vốn được nâng niu, từng bị dán mác “hoa tư sản”, hoa thực dân, và bị hắt hủi suốt một thời kỳ dài bởi biến động xã hội lịch sử.
Tương truyền từ đời vua Lý Thái Tông (1227-1238), Thăng Long hình thành Thập tam trại (Liễu Giai, Ngọc Hà, Đại Yên, Giảng Võ, Hữu Tiệp...) ở phía tây kinh thành. Trong đợt khai quật hoàng thành, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích một con sông cổ chảy ngang qua kinh thành theo hướng đông - tây, về phía làng Ngọc Hà xưa, và họ cho rằng đây là con sông mang tên sông Ngọc làm nên tên làng Ngọc Hà.
Ngoài trồng lúa, các trại còn trồng rau, quả và hoa để cung cấp cho kinh thành. Hoa trồng ở Thập tam trại chủ yếu là sói, nhài, huệ, ngâu...
Ca dao và tục ngữ Hà Nội có câu:
Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa
Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này?
Hay:
Ngày rằm đi chợ mua hoa
Phải chờ thấy gánh Ngọc Hà mới mua
Nhiều quan lại triều Nguyễn khi về hưu không muốn ở lại đất Huế đã trở ra Bắc đến mua đất ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp để trồng cây và hoa vui thú điền viên. Họ thuê dân hai làng này vốn có kinh nghiệm chăm sóc. Dù đi trên đường trục hoặc các nhánh đường xương cá của làng, đâu đâu cũng thấy toàn hoa là hoa. Hoa Ngọc Hà phục vụ cuộc sống của người dân đất kinh kỳ từ lễ hội, ma chay, cưới hỏi, cúng lễ và cả ngày thường.
Năm năm sau khi chiếm Hà Nội, năm 1888, một số nhà thực vật học người Pháp đã lập ra Bách Thảo để trồng thí nghiệm các loài cây (người dân quen gọi là Trại Hàng hoa) trên đất của làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp. Ngoài trồng các giống cây bản địa, viên giám đốc còn mạnh dạn cho nhập các giống cây nhiệt đới từ châu Phi, các loại hoa, rau, củ, quả từ các nước ôn đới ở châu Âu phù hợp với khí hậu miền Bắc. Hoa nhập từ châu Âu gồm: Qillet (cẩm chướng), pansee (hoa bướm), marquerite (cúc vàng), violette (hoa tím)...
Khu vực trồng hoa Tây được lợp kính và chia thành luống đã tạo ra kỳ hoa dị thảo suốt bốn mùa. Giám đốc vườn thuê mướn dân Ngọc Hà và Hữu Tiệp vào làm vườn. Ban đầu hoa trồng ở đây chỉ phục vụ những gia đình người Pháp trong các dịp sinh nhật, tết Chính trung (Quốc khánh Pháp 14.7) hay tiệc tùng.
Nhờ có vườn Bách Thảo mà dân Ngọc Hà và Hữu Tiệp biết gây giống các loài hoa mới, vì trước kia họ chỉ trồng hoa mẫu đơn, huệ, hồng, sói, cúc vạn thọ, ngâu, thiên lý... Người đầu tiên trồng những giống hoa mới ở Ngọc Hà là ông Phạm Hữu Tỉnh và Trịnh Văn Quang.
Thấy hoa Tây bán được giá và kỹ thuật không quá khó nên cả làng bắt chước hai ông, các giống hoa bản địa ít dần, thay vào đó là các giống hoa Tây. Đầu thế kỷ 20, chị em ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp mang hoa vào phố rao nửa Tây, nửa ta “La flơ bà đầm” (mời bà đầm mua hoa).
Cũng nhờ có Bách Thảo, hoa ở Hà Nội phong phú hơn, thú chơi hoa cũng đa dạng hơn. Tiếp nhận văn hóa chơi hoa từ người Pháp đầu tiên là những người làm ở sở Tây, thanh niên du học từ Pháp về, trí thức có tư tưởng tiến bộ và các gia đình giàu có. Không chỉ bày lọ hoa ở bàn tiếp khách ngày tết, ngày thường họ cũng trưng hoa, cùng với hoa là salon Tây.
Hoa Tây không chỉ đi vào văn chương thơ ca mà còn là cảm hứng cho các họa sĩ. Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ (trước năm 1954, người Hà Nội gọi hoa loa kèn là huệ Tây) của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ năm 1943 với một thiếu nữ mặc áo dài trắng nghiêng đầu về phía lọ hoa toát lên một nỗi buồn vương vấn, nhẹ nhàng được cho là một trong các bức tranh tiêu biểu của hội họa Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Nhưng thân phận loa kèn thật trắc trở...
Năm 1959, bà Hai ở Ngọc Hà đi bán hoa loa kèn, bà kể, vừa mới hạ gánh xuống vỉa hè phố Hàng Đường thì một người phụ nữ mặc quần lụa áo trắng đi qua lẩm nhẩm: “Bà này bán hoa tư sản”.
Bà không hiểu sao lại gọi là hoa tư sản, hoa trồng ra ai mua thì bán. Nghĩ vậy nhưng thấy có gì không ổn, bà định gánh đi thì một người đàn ông ngoài năm mươi nhìn gánh hoa rồi bảo: “Bà không biết bọn tư sản đang bị hạ bệ mà lại còn đi bán loại hoa cho bọn chúng à?”.
Nói xong ông ta lấy mũi bàn chân lập úp cả sàng hoa. Ngọc Hà chăm hoa từ khi cắm cái cây xuống đất, người chơi hoa xong dù bỏ đi mà khi cầm lên vẫn còn nhẹ tay, nỡ nào kẻ đi đường lại đang tay “dập liễu vùi hoa”.
Ức quá, bà rút đòn gánh định phang kẻ chơi hoa lại tệ bạc với hoa thì ông này lớn tiếng: “Bây giờ mà còn bán hoa của bọn thực dân à. Để gọi công an đến xử lý mới được”. Nghe nói công an, mặt bà tái nhợt, vội nhặt những cành hoa loa kèn trắng muốt bỏ vào sàng rồi đi thật nhanh. Nhưng ông kia vẫn còn chưa tha: “Bà kia dừng lại!”. Rẽ sang phố Hàng Cá, bà gánh vội về nhà. Thấy vợ về với gánh hoa còn nguyên, chồng bà đoán có chuyện chẳng lành. Rồi ông ra vườn, băm nát cả mấy sào loa kèn đang nhú hoa, gom lại làm phân.
Chuyện loang ra khắp làng và mùa loa kèn năm ấy Hà Nội đã vắng loài hoa trắng trong, tinh khiết. Những người yêu loài hoa này đoán già đoán non chắc năm nay mất mùa. Ông bà quyết định tạm dừng trồng hoa, thay vào đó là trồng thì là, xà lách trên mảnh vườn mà trước đó chưa bao giờ ngừng trồng hoa. Tuy nhiên hợp tác xã nông nghiệp vẫn trồng lay ơn, hồng, cẩm chướng... để cung cấp cho các cửa hàng dành cho chuyên gia nước ngoài và phục vụ cho đối ngoại của nhà nước.
Đầu những năm 1990, đất đai bắt đầu có giá, hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp mất dần làng cũng vỡ ra. Dân có tiền đổ về đây và những ngôi nhà cao tầng mọc lên che lấp ánh sáng cho hoa. Xác máy bay B.52 vẫn cắm dưới hồ Hữu Tiệp nhưng qua đây không còn mùi nồng của phân, mùi hăng của nước tiểu và đi từ đầu làng đến cuối làng không còn ngan ngát mùi hương...
Còn tiếp
Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3 - Kỳ 4 - Kỳ 5 - Kỳ 6 - Kỳ 7 - Kỳ 8 - Kỳ 9 - Kỳ 10 - Kỳ 11 - Kỳ 12
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Ngọc Tiến (Thanhnien), internet
Tương truyền từ đời vua Lý Thái Tông (1227-1238), Thăng Long hình thành Thập tam trại (Liễu Giai, Ngọc Hà, Đại Yên, Giảng Võ, Hữu Tiệp...) ở phía tây kinh thành. Trong đợt khai quật hoàng thành, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích một con sông cổ chảy ngang qua kinh thành theo hướng đông - tây, về phía làng Ngọc Hà xưa, và họ cho rằng đây là con sông mang tên sông Ngọc làm nên tên làng Ngọc Hà.
Ngoài trồng lúa, các trại còn trồng rau, quả và hoa để cung cấp cho kinh thành. Hoa trồng ở Thập tam trại chủ yếu là sói, nhài, huệ, ngâu...
Ca dao và tục ngữ Hà Nội có câu:
Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa
Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này?
Hay:
Ngày rằm đi chợ mua hoa
Phải chờ thấy gánh Ngọc Hà mới mua
Nhiều quan lại triều Nguyễn khi về hưu không muốn ở lại đất Huế đã trở ra Bắc đến mua đất ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp để trồng cây và hoa vui thú điền viên. Họ thuê dân hai làng này vốn có kinh nghiệm chăm sóc. Dù đi trên đường trục hoặc các nhánh đường xương cá của làng, đâu đâu cũng thấy toàn hoa là hoa. Hoa Ngọc Hà phục vụ cuộc sống của người dân đất kinh kỳ từ lễ hội, ma chay, cưới hỏi, cúng lễ và cả ngày thường.
Năm năm sau khi chiếm Hà Nội, năm 1888, một số nhà thực vật học người Pháp đã lập ra Bách Thảo để trồng thí nghiệm các loài cây (người dân quen gọi là Trại Hàng hoa) trên đất của làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp. Ngoài trồng các giống cây bản địa, viên giám đốc còn mạnh dạn cho nhập các giống cây nhiệt đới từ châu Phi, các loại hoa, rau, củ, quả từ các nước ôn đới ở châu Âu phù hợp với khí hậu miền Bắc. Hoa nhập từ châu Âu gồm: Qillet (cẩm chướng), pansee (hoa bướm), marquerite (cúc vàng), violette (hoa tím)...
Khu vực trồng hoa Tây được lợp kính và chia thành luống đã tạo ra kỳ hoa dị thảo suốt bốn mùa. Giám đốc vườn thuê mướn dân Ngọc Hà và Hữu Tiệp vào làm vườn. Ban đầu hoa trồng ở đây chỉ phục vụ những gia đình người Pháp trong các dịp sinh nhật, tết Chính trung (Quốc khánh Pháp 14.7) hay tiệc tùng.
Nhờ có vườn Bách Thảo mà dân Ngọc Hà và Hữu Tiệp biết gây giống các loài hoa mới, vì trước kia họ chỉ trồng hoa mẫu đơn, huệ, hồng, sói, cúc vạn thọ, ngâu, thiên lý... Người đầu tiên trồng những giống hoa mới ở Ngọc Hà là ông Phạm Hữu Tỉnh và Trịnh Văn Quang.
Thấy hoa Tây bán được giá và kỹ thuật không quá khó nên cả làng bắt chước hai ông, các giống hoa bản địa ít dần, thay vào đó là các giống hoa Tây. Đầu thế kỷ 20, chị em ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp mang hoa vào phố rao nửa Tây, nửa ta “La flơ bà đầm” (mời bà đầm mua hoa).
Cũng nhờ có Bách Thảo, hoa ở Hà Nội phong phú hơn, thú chơi hoa cũng đa dạng hơn. Tiếp nhận văn hóa chơi hoa từ người Pháp đầu tiên là những người làm ở sở Tây, thanh niên du học từ Pháp về, trí thức có tư tưởng tiến bộ và các gia đình giàu có. Không chỉ bày lọ hoa ở bàn tiếp khách ngày tết, ngày thường họ cũng trưng hoa, cùng với hoa là salon Tây.
Hoa Tây không chỉ đi vào văn chương thơ ca mà còn là cảm hứng cho các họa sĩ. Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ (trước năm 1954, người Hà Nội gọi hoa loa kèn là huệ Tây) của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ năm 1943 với một thiếu nữ mặc áo dài trắng nghiêng đầu về phía lọ hoa toát lên một nỗi buồn vương vấn, nhẹ nhàng được cho là một trong các bức tranh tiêu biểu của hội họa Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Nhưng thân phận loa kèn thật trắc trở...
Năm 1959, bà Hai ở Ngọc Hà đi bán hoa loa kèn, bà kể, vừa mới hạ gánh xuống vỉa hè phố Hàng Đường thì một người phụ nữ mặc quần lụa áo trắng đi qua lẩm nhẩm: “Bà này bán hoa tư sản”.
Bà không hiểu sao lại gọi là hoa tư sản, hoa trồng ra ai mua thì bán. Nghĩ vậy nhưng thấy có gì không ổn, bà định gánh đi thì một người đàn ông ngoài năm mươi nhìn gánh hoa rồi bảo: “Bà không biết bọn tư sản đang bị hạ bệ mà lại còn đi bán loại hoa cho bọn chúng à?”.
Nói xong ông ta lấy mũi bàn chân lập úp cả sàng hoa. Ngọc Hà chăm hoa từ khi cắm cái cây xuống đất, người chơi hoa xong dù bỏ đi mà khi cầm lên vẫn còn nhẹ tay, nỡ nào kẻ đi đường lại đang tay “dập liễu vùi hoa”.
Ức quá, bà rút đòn gánh định phang kẻ chơi hoa lại tệ bạc với hoa thì ông này lớn tiếng: “Bây giờ mà còn bán hoa của bọn thực dân à. Để gọi công an đến xử lý mới được”. Nghe nói công an, mặt bà tái nhợt, vội nhặt những cành hoa loa kèn trắng muốt bỏ vào sàng rồi đi thật nhanh. Nhưng ông kia vẫn còn chưa tha: “Bà kia dừng lại!”. Rẽ sang phố Hàng Cá, bà gánh vội về nhà. Thấy vợ về với gánh hoa còn nguyên, chồng bà đoán có chuyện chẳng lành. Rồi ông ra vườn, băm nát cả mấy sào loa kèn đang nhú hoa, gom lại làm phân.
Chuyện loang ra khắp làng và mùa loa kèn năm ấy Hà Nội đã vắng loài hoa trắng trong, tinh khiết. Những người yêu loài hoa này đoán già đoán non chắc năm nay mất mùa. Ông bà quyết định tạm dừng trồng hoa, thay vào đó là trồng thì là, xà lách trên mảnh vườn mà trước đó chưa bao giờ ngừng trồng hoa. Tuy nhiên hợp tác xã nông nghiệp vẫn trồng lay ơn, hồng, cẩm chướng... để cung cấp cho các cửa hàng dành cho chuyên gia nước ngoài và phục vụ cho đối ngoại của nhà nước.
Đầu những năm 1990, đất đai bắt đầu có giá, hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp mất dần làng cũng vỡ ra. Dân có tiền đổ về đây và những ngôi nhà cao tầng mọc lên che lấp ánh sáng cho hoa. Xác máy bay B.52 vẫn cắm dưới hồ Hữu Tiệp nhưng qua đây không còn mùi nồng của phân, mùi hăng của nước tiểu và đi từ đầu làng đến cuối làng không còn ngan ngát mùi hương...
Còn tiếp
Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3 - Kỳ 4 - Kỳ 5 - Kỳ 6 - Kỳ 7 - Kỳ 8 - Kỳ 9 - Kỳ 10 - Kỳ 11 - Kỳ 12
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Ngọc Tiến (Thanhnien), internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét