Một ngày cuối năm, tôi theo chân đoàn khách vượt qua ngàn dốc đá cheo leo đến tận đỉnh núi Cậu tọa lạc tại xã An Phú (Tịnh Biên-An Giang). Tuy ngọn núi không cao chỉ khoảng 250m so với mực nước biển nhưng cảnh thiên nhiên vẫn còn nguyên vẹn. Vào những ngày lễ, Tết, rằm lớn trong năm, núi Cậu thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến hành hương và ngắm “cảnh tiên”…
Chinh phục núi Cậu
Con đường mòn độc đạo dẫn đoàn khách lên núi toàn đá hòn, đá cục được chất thành dãy quanh co, uốn lượn, khiến cho du khách càng thấy thích thú và cố hết sức chinh phục tận đỉnh. Leo được một đoạn, mệt đừ, đầu toát mồ hôi, tôi liền bẻ một nhánh tầm vông ven đường dùng làm gậy tiếp sức cho hành trình leo núi.
Đến tảng đá lớn, dừng lại nghỉ chân, ông Đoàn Văn Đương, một du khách ở Bạc Liêu cho biết: “Hôm nay, đoàn 25 người đến đây khoảng 8 giờ sáng.
Chúng tôi ghé cúng chùa Đông Lai Thiền Viện (Phật tử thường gọi là chùa Phật Nằm). Sau đó, cả đoàn rủ nhau leo núi Cậu cho biết “cảnh tiên”. Cũng nghe những người đi trước về kể, ở đây núi non cảnh đẹp nên cả đoàn cùng đi. Leo núi tuy mệt nhưng bù lại hít thở được không khí trong lành, toàn thân như nhẹ nhõm…”
< Bàn chân tiên khổng lồ ở núi Cậu.
Thật lạ mắt, ven theo tuyến đường mòn, những hòn đá xếp từng bậc toàn là đá cỡ lớn. Người lớn tuổi sống gần đó cho biết, lúc mới về đây lập nghiệp đã có những hòn đá to như thế. Trong lúc lên rừng đốn củi, hái trái cây, người dân đi riết thành đường mòn. Từng đoàn khách nối bước nhau đi qua những hòn đá to tướng, mất khoảng 40 phút mới chinh phục được đỉnh núi.
“Cảnh tiên” kỳ bí
Sân Tiên núi Cậu rộng khoảng 2.000m2, cạnh đó có cái quán cóc bán nước giải khát cho du khách. Tấp vào bên trong, một số người chọn cho mình chiếc võng để nghỉ lưng hứng gió núi lộng vi vu, thật dễ chịu. Số còn lại quanh quẩn sân Tiên nghiền ngắm những dấu tích thiên nhiên từ thuở sơ khai còn in lại.
Ông Võ Văn Tuấn, chủ quán cho biết: “Một năm, khách đi đông nhất là vào ngày 16 và ngày 19 tháng giêng. Khách đến đông nghẹt, quán không còn chỗ để ngồi. Nhiều đoàn ở Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu còn mang heo quay, trái cây, bánh… đến đây cúng trăng vào ban đêm.
< Bàn cờ tiên.
Mấy năm trước, bà Bảy ở Châu Đốc thuê người khuân vác gạch, xi măng lên xây ngôi miếu thờ ông Cậu, chứ trước đây chỉ có một cái miếu nhỏ, với chiếc lư hương đìu hiu hoang vắng đặt cạnh cây bồ đề”.
Điều độc đáo và huyền bí ở đây là tại giữa sân Tiên có một chiếc bàn bằng đá ngang khoảng 1,5m, dài hơn 2m được kê kích bởi 5 chân bằng những tảng đá nhỏ. Không biết ngày trước, ông bà dùng cách nào để chẻ đá thành một mảnh lớn và kê kích được như vậy?
Trước đó là bàn chân tiên (chân phải) khổng lồ gấp 10 lần chân người bình thường vẫn còn in rõ mồn một trên mặt đá. Đồng thời cạnh bàn thờ ông Cậu và quanh sân Tiên còn có 11 hang tích trữ nước quanh năm… Quá nhiều điều kỳ bí đối với du khách!
Theo cụ Trần Văn Mẹo (85 tuổi), nhà dưới chân núi Cậu, những người già ở đây hay kể sân Tiên trên núi ngày xưa là nơi để các vị tiên đến vui chơi, trong đó có trò chơi chọi gà. Cạnh sân Tiên có nhiều giếng nước tự nhiên dùng để tắm gà, vỗ gà… Còn bàn thờ ở giữa sân tiên đó chính là bàn cờ để các tiên ông giải trí. Phía trước có bàn chân tiên, hồi xưa ông Cậu bước qua năm non, bảy núi nên vẫn còn in dấu chân trên đá. Điều này càng làm núi Cậu thêm kỳ bí!
Du lịch, GO! - Theo An Giang online, internet
Chinh phục núi Cậu
Con đường mòn độc đạo dẫn đoàn khách lên núi toàn đá hòn, đá cục được chất thành dãy quanh co, uốn lượn, khiến cho du khách càng thấy thích thú và cố hết sức chinh phục tận đỉnh. Leo được một đoạn, mệt đừ, đầu toát mồ hôi, tôi liền bẻ một nhánh tầm vông ven đường dùng làm gậy tiếp sức cho hành trình leo núi.
Đến tảng đá lớn, dừng lại nghỉ chân, ông Đoàn Văn Đương, một du khách ở Bạc Liêu cho biết: “Hôm nay, đoàn 25 người đến đây khoảng 8 giờ sáng.
Chúng tôi ghé cúng chùa Đông Lai Thiền Viện (Phật tử thường gọi là chùa Phật Nằm). Sau đó, cả đoàn rủ nhau leo núi Cậu cho biết “cảnh tiên”. Cũng nghe những người đi trước về kể, ở đây núi non cảnh đẹp nên cả đoàn cùng đi. Leo núi tuy mệt nhưng bù lại hít thở được không khí trong lành, toàn thân như nhẹ nhõm…”
< Bàn chân tiên khổng lồ ở núi Cậu.
Thật lạ mắt, ven theo tuyến đường mòn, những hòn đá xếp từng bậc toàn là đá cỡ lớn. Người lớn tuổi sống gần đó cho biết, lúc mới về đây lập nghiệp đã có những hòn đá to như thế. Trong lúc lên rừng đốn củi, hái trái cây, người dân đi riết thành đường mòn. Từng đoàn khách nối bước nhau đi qua những hòn đá to tướng, mất khoảng 40 phút mới chinh phục được đỉnh núi.
“Cảnh tiên” kỳ bí
Sân Tiên núi Cậu rộng khoảng 2.000m2, cạnh đó có cái quán cóc bán nước giải khát cho du khách. Tấp vào bên trong, một số người chọn cho mình chiếc võng để nghỉ lưng hứng gió núi lộng vi vu, thật dễ chịu. Số còn lại quanh quẩn sân Tiên nghiền ngắm những dấu tích thiên nhiên từ thuở sơ khai còn in lại.
Ông Võ Văn Tuấn, chủ quán cho biết: “Một năm, khách đi đông nhất là vào ngày 16 và ngày 19 tháng giêng. Khách đến đông nghẹt, quán không còn chỗ để ngồi. Nhiều đoàn ở Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu còn mang heo quay, trái cây, bánh… đến đây cúng trăng vào ban đêm.
< Bàn cờ tiên.
Mấy năm trước, bà Bảy ở Châu Đốc thuê người khuân vác gạch, xi măng lên xây ngôi miếu thờ ông Cậu, chứ trước đây chỉ có một cái miếu nhỏ, với chiếc lư hương đìu hiu hoang vắng đặt cạnh cây bồ đề”.
Điều độc đáo và huyền bí ở đây là tại giữa sân Tiên có một chiếc bàn bằng đá ngang khoảng 1,5m, dài hơn 2m được kê kích bởi 5 chân bằng những tảng đá nhỏ. Không biết ngày trước, ông bà dùng cách nào để chẻ đá thành một mảnh lớn và kê kích được như vậy?
Trước đó là bàn chân tiên (chân phải) khổng lồ gấp 10 lần chân người bình thường vẫn còn in rõ mồn một trên mặt đá. Đồng thời cạnh bàn thờ ông Cậu và quanh sân Tiên còn có 11 hang tích trữ nước quanh năm… Quá nhiều điều kỳ bí đối với du khách!
Theo cụ Trần Văn Mẹo (85 tuổi), nhà dưới chân núi Cậu, những người già ở đây hay kể sân Tiên trên núi ngày xưa là nơi để các vị tiên đến vui chơi, trong đó có trò chơi chọi gà. Cạnh sân Tiên có nhiều giếng nước tự nhiên dùng để tắm gà, vỗ gà… Còn bàn thờ ở giữa sân tiên đó chính là bàn cờ để các tiên ông giải trí. Phía trước có bàn chân tiên, hồi xưa ông Cậu bước qua năm non, bảy núi nên vẫn còn in dấu chân trên đá. Điều này càng làm núi Cậu thêm kỳ bí!
Du lịch, GO! - Theo An Giang online, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét