Khác với Tết Nguyên đán, vào đầu tháng 12 dương lịch hằng năm là lúc người Hà Nhì ở huyện Mường Tè (Lai Châu) bắt đầu bước vào ăn Tết của dân tộc mình. Họ giết lợn, mổ bò, chuẩn bị những đặc sản núi rừng để mời nhau cùng những bát rượu thơm nồng.
< Thiếu nữ Hà Nhì đang trang điểm đón Tết.
Tết ngày rồng, tháng chuột
Vượt gần 300 cây số từ thị xã Lai Châu, chúng tôi đến huyện Mường Tè vào một buổi sáng tinh mơ. Sương còn phủ kín những mái nhà bên sườn núi và những bông hoa rừng còn nặng trĩu sương đêm. Phía đầu bản, có nhà đã bắc bếp thổi xôi, tiếng giã gạo bắt đầu nhịp đều gần xa, bản làng đang rướn mình chuyển giấc.
Tại bản Thu Lũm xã Thu Lúm, người Hà Nhì dường như đã chuẩn bị đầy đủ cho ngày Tết dân tộc mình. Những em bé được bố mẹ dệt cho những bộ quần áo mới sặc sỡ sắc màu. Phía xa, một vài cô gái dịu hiền đang thong thả hái lá dong rừng. Thấy khách lạ, các cô thẹn thùng e ấp nấp bên những nhánh cây lan rừng.
Trưởng bản Thu Lũm, ông Chu Nhù Tư cao lênh khênh, đầu đội chiếc mũ len đỏ như hoa mào gà, giọng khàn như cụ Mết trong tác phẩm "Rừng Xà Nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành cất giọng: "Ây chà, bọn mày đúng hẹn đấy. Xong hết rồi, giờ mày vào nhà hút thuốc rồi theo tao vào rừng lấy lá".
< Mổ lợn cúng trời.
Nói xong, ông Tư đưa chúng tôi vào nhà. Phía trong, gần chục thanh niên xếp tròn bên bếp lửa, họ chuyền tay nhau chiếc điếu ục (điếu cày được thiết kế kiểu người Mường Hòa Bình - PV) to quá khổ. Ông Tư bảo, đầu tháng 12 dương lịch, người Hà Nhì chọn 3 ngày trong tháng con chuột (Hu - Pa - Na) khi mùa màng đã thu hoạch xong để tổ chức Tết.
Tết của người Hà Nhì không thống nhất thời gian nhưng giống nhau ở cách chọn ngày. Ngày bắt đầu Tết phải là ngày rồng, tháng con chuột, đó là một lịch tính đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Tuy nhiên, theo cảm quan của người Hà Nhì thì đó thực sự là "ngày của thánh thần". Bởi trong tâm thức họ, Tết là lúc Thượng đế xuống kiểm tra công việc và cuộc sống mà con người đã làm được trong năm qua.
< Làm bánh dày cúng tổ tiên.
Để chuẩn bị Tết Hồ Sự Chà, các gia đình sửa soạn đồ xôi, giã bánh dày, làm bánh trôi. Riêng bánh dày, có quy tắc riêng với 2 cái thành một cặp dâng cúng tổ tiên, sau đó chia cho gia đình hưởng lộc. Phần còn lại dành để mời khách phương xa và những người đến chúc Tết. Bánh trôi cũng được dâng lên ban thờ nhưng là để tượng trưng cho con người - lương thực - thực phẩm. Ba chiếc bánh này sẽ được để đó cho đến hết Tết rồi đưa vào lò nướng, cái nào phồng to hơn thì báo hiệu năm tới sẽ phát triển về thứ đó.
Một trong những món ăn Tết không thể thiếu của người Hà Nhì là "nộm tịt" với vỏ của một loại cây rừng mà người ta gọi là "Á Pé Khu Po". Đây là một món ăn mang tính tâm linh, họ kết hợp với vỏ cây để ăn theo quan niệm chiến thắng "ma rừng" và thực hiện sứ mạng con người ở trần gian.
Linh thiêng với Hồ Sự Chà
Cũng như Tết Nguyên Đán, sự thiêng liêng của Tết Hồ Sự Chà cũng được người Hà Nhì xem là "lễ trọng". Mâm cúng sáng ngày thứ nhất trên ban thờ tổ tiên ngoài bát nước chè, bánh dày, bánh trôi, rượu, gừng, muối ớt còn phải có thêm thịt lợn, các loại hoa quả, sản vật trồng trong vườn nhà.
Người Hà Nhì vẫn giữ được phong tục truyền thống, vào sáng mùng một Tết, con cháu nội ngoại tập trung đầy đủ để chúc Tết ông bà và cúi lạy bàn thờ tổ tiên. Khi các "thủ tục" đã xong, cả gia đình quây tròn bên mâm cỗ để ông bà chia lộc, con trai mau lớn thành trụ cột, con gái nhanh trưởng thành để thêu thùa may vá... Và không kể già trẻ lớn bé, tất cả cùng uống chung bát rượu nồng mừng ngày "lễ trọng".
< Uống nhiều dù có say, người Hà Nhì cũng rất kiêng kỵ những xô xát, mắng mỏ nhau.
Người Hà Nhì rất vui khi có một bé không kể trai hay gái dưới 12 tuổi đến xông nhà. Họ coi đó là điềm may trong năm mới và hạnh phúc sẽ đến tràn đầy, lúa gạo sẽ đầy chum và nước từ trời đổ xuống thỏa thuê báo hiệu sự no đủ của mùa màng.
Trong những ngày Tết, từ khắp các nóc nhà, khói bếp sẽ bay không ngừng, rượu tràn qua chiếu. Khi ra đường vào các bản làng chúc Tết nhau, mỗi người đem theo một chum rượu nhà tự nấu để cùng nhau thưởng thức lộc trời.
Uống nhiều dù có say, người Hà Nhì cũng rất kiêng kỵ những xô xát, mắng mỏ nhau vì đó là điềm dữ. Họ đều ý thức được rằng, ngày Tết phải vui vẻ, cười nói, chúc nhau những điều hay ý đẹp và cùng nhau uống rượu thỏa lòng để lộc về nhà, xua ma rừng ra khỏi mọi thân cây trong vườn.
< Thiếu nữ Hà Nhì hát giao duyên.
Ông Chu Xé Lù, chủ tịch UBND xã Thu Lúm biết có phóng viên tới đón Tết Hồ Sự Chà nên hồ hởi đem theo một chum rượu ngô và bảo: "Cái Tết này vui lắm! Mày cứ uống cho cạn chum rồi tao đưa đi uống tiếp cái chum khác to hơn".
Quả thật, đến với người Hà Nhì, dù ai đó chưa một lần uống rượu cũng sẽ không thể từ chối vì đó là tấm lòng thành mà cả bản làng dành tặng cho khách. Rượu uống bằng bát, hết bát nhỏ đến bát to. Vừa uống vừa nghe các thiếu nữ Hà Nhì má phớt hồng múa nhịp giao duyên.
Vào ngày thứ ba kết thúc Tết Hồ Sự Chà, tức là ngày con dê (Zo - no), các gia đình làm một mâm cỗ cúng trời đất đã ban tặng cho bản làng sức khoẻ, lúa gạo và gia súc với những nghi lễ vô cùng độc đáo và linh thiêng của người dân tộc vùng xa Mường Tè này.
Hà Nhì có 2 cái Tết
Không chỉ dừng lại ở Tết Hồ Sự Chà hay hai cái lễ thiêng là "Gạ Ma Thú" và "Jé Khù Chà", người Hà Nhì còn có một cái tết nữa là giáp Tết Nguyên đán kéo dài trong năm ngày. Đây cũng là một trong những lễ hội "độc nhất vô nhị" ở huyện Mường Tè quanh năm sương khói.
Trưởng bản Thu Lũm, ông Chu Nhù Tư cho biết: "Trong cái Tết thứ hai của người Hà Nhì thì vui lắm, kéo dài đến 5 ngày trước khi vào mùa gieo giống cho bản làng. Đó là khi người dân bản có đủ sức khoẻ để đánh đuổi con ma rừng ra khỏi cửa nhà. Ngày Tết này cũng là lúc cả bản ăn mừng vì những chiến thắng vô hình".
Tết thứ hai bắt đầu vào ngày rồng và ở lần Tết này, các thủ tục được rút ngắn, họ chỉ phải mổ lợn, gà và làm bánh trôi để cúng trời. Nhưng các hoạt động vui chơi múa hát thì kéo dài hơn tất cả các lễ hội trong năm.
Sau khi giết lợn, chủ gia đình sẽ kiểm tra lá gan. Người Hà Nhì cho rằng, lá gan sẽ cho biết vận hạn trong tương lai, nếu lá gan có màu đỏ sẫm tức là năm mới sẽ nhiều may mắn, nếu có màu trắng hoặc đen tức là nhiều rủi ro, bất hạnh.
Du lịch, GO! - Theo Bee, internet
< Thiếu nữ Hà Nhì đang trang điểm đón Tết.
Tết ngày rồng, tháng chuột
Vượt gần 300 cây số từ thị xã Lai Châu, chúng tôi đến huyện Mường Tè vào một buổi sáng tinh mơ. Sương còn phủ kín những mái nhà bên sườn núi và những bông hoa rừng còn nặng trĩu sương đêm. Phía đầu bản, có nhà đã bắc bếp thổi xôi, tiếng giã gạo bắt đầu nhịp đều gần xa, bản làng đang rướn mình chuyển giấc.
Tại bản Thu Lũm xã Thu Lúm, người Hà Nhì dường như đã chuẩn bị đầy đủ cho ngày Tết dân tộc mình. Những em bé được bố mẹ dệt cho những bộ quần áo mới sặc sỡ sắc màu. Phía xa, một vài cô gái dịu hiền đang thong thả hái lá dong rừng. Thấy khách lạ, các cô thẹn thùng e ấp nấp bên những nhánh cây lan rừng.
Trưởng bản Thu Lũm, ông Chu Nhù Tư cao lênh khênh, đầu đội chiếc mũ len đỏ như hoa mào gà, giọng khàn như cụ Mết trong tác phẩm "Rừng Xà Nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành cất giọng: "Ây chà, bọn mày đúng hẹn đấy. Xong hết rồi, giờ mày vào nhà hút thuốc rồi theo tao vào rừng lấy lá".
< Mổ lợn cúng trời.
Nói xong, ông Tư đưa chúng tôi vào nhà. Phía trong, gần chục thanh niên xếp tròn bên bếp lửa, họ chuyền tay nhau chiếc điếu ục (điếu cày được thiết kế kiểu người Mường Hòa Bình - PV) to quá khổ. Ông Tư bảo, đầu tháng 12 dương lịch, người Hà Nhì chọn 3 ngày trong tháng con chuột (Hu - Pa - Na) khi mùa màng đã thu hoạch xong để tổ chức Tết.
Tết của người Hà Nhì không thống nhất thời gian nhưng giống nhau ở cách chọn ngày. Ngày bắt đầu Tết phải là ngày rồng, tháng con chuột, đó là một lịch tính đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Tuy nhiên, theo cảm quan của người Hà Nhì thì đó thực sự là "ngày của thánh thần". Bởi trong tâm thức họ, Tết là lúc Thượng đế xuống kiểm tra công việc và cuộc sống mà con người đã làm được trong năm qua.
< Làm bánh dày cúng tổ tiên.
Để chuẩn bị Tết Hồ Sự Chà, các gia đình sửa soạn đồ xôi, giã bánh dày, làm bánh trôi. Riêng bánh dày, có quy tắc riêng với 2 cái thành một cặp dâng cúng tổ tiên, sau đó chia cho gia đình hưởng lộc. Phần còn lại dành để mời khách phương xa và những người đến chúc Tết. Bánh trôi cũng được dâng lên ban thờ nhưng là để tượng trưng cho con người - lương thực - thực phẩm. Ba chiếc bánh này sẽ được để đó cho đến hết Tết rồi đưa vào lò nướng, cái nào phồng to hơn thì báo hiệu năm tới sẽ phát triển về thứ đó.
Một trong những món ăn Tết không thể thiếu của người Hà Nhì là "nộm tịt" với vỏ của một loại cây rừng mà người ta gọi là "Á Pé Khu Po". Đây là một món ăn mang tính tâm linh, họ kết hợp với vỏ cây để ăn theo quan niệm chiến thắng "ma rừng" và thực hiện sứ mạng con người ở trần gian.
Linh thiêng với Hồ Sự Chà
Cũng như Tết Nguyên Đán, sự thiêng liêng của Tết Hồ Sự Chà cũng được người Hà Nhì xem là "lễ trọng". Mâm cúng sáng ngày thứ nhất trên ban thờ tổ tiên ngoài bát nước chè, bánh dày, bánh trôi, rượu, gừng, muối ớt còn phải có thêm thịt lợn, các loại hoa quả, sản vật trồng trong vườn nhà.
Người Hà Nhì vẫn giữ được phong tục truyền thống, vào sáng mùng một Tết, con cháu nội ngoại tập trung đầy đủ để chúc Tết ông bà và cúi lạy bàn thờ tổ tiên. Khi các "thủ tục" đã xong, cả gia đình quây tròn bên mâm cỗ để ông bà chia lộc, con trai mau lớn thành trụ cột, con gái nhanh trưởng thành để thêu thùa may vá... Và không kể già trẻ lớn bé, tất cả cùng uống chung bát rượu nồng mừng ngày "lễ trọng".
< Uống nhiều dù có say, người Hà Nhì cũng rất kiêng kỵ những xô xát, mắng mỏ nhau.
Người Hà Nhì rất vui khi có một bé không kể trai hay gái dưới 12 tuổi đến xông nhà. Họ coi đó là điềm may trong năm mới và hạnh phúc sẽ đến tràn đầy, lúa gạo sẽ đầy chum và nước từ trời đổ xuống thỏa thuê báo hiệu sự no đủ của mùa màng.
Trong những ngày Tết, từ khắp các nóc nhà, khói bếp sẽ bay không ngừng, rượu tràn qua chiếu. Khi ra đường vào các bản làng chúc Tết nhau, mỗi người đem theo một chum rượu nhà tự nấu để cùng nhau thưởng thức lộc trời.
Uống nhiều dù có say, người Hà Nhì cũng rất kiêng kỵ những xô xát, mắng mỏ nhau vì đó là điềm dữ. Họ đều ý thức được rằng, ngày Tết phải vui vẻ, cười nói, chúc nhau những điều hay ý đẹp và cùng nhau uống rượu thỏa lòng để lộc về nhà, xua ma rừng ra khỏi mọi thân cây trong vườn.
< Thiếu nữ Hà Nhì hát giao duyên.
Ông Chu Xé Lù, chủ tịch UBND xã Thu Lúm biết có phóng viên tới đón Tết Hồ Sự Chà nên hồ hởi đem theo một chum rượu ngô và bảo: "Cái Tết này vui lắm! Mày cứ uống cho cạn chum rồi tao đưa đi uống tiếp cái chum khác to hơn".
Quả thật, đến với người Hà Nhì, dù ai đó chưa một lần uống rượu cũng sẽ không thể từ chối vì đó là tấm lòng thành mà cả bản làng dành tặng cho khách. Rượu uống bằng bát, hết bát nhỏ đến bát to. Vừa uống vừa nghe các thiếu nữ Hà Nhì má phớt hồng múa nhịp giao duyên.
Vào ngày thứ ba kết thúc Tết Hồ Sự Chà, tức là ngày con dê (Zo - no), các gia đình làm một mâm cỗ cúng trời đất đã ban tặng cho bản làng sức khoẻ, lúa gạo và gia súc với những nghi lễ vô cùng độc đáo và linh thiêng của người dân tộc vùng xa Mường Tè này.
Hà Nhì có 2 cái Tết
Không chỉ dừng lại ở Tết Hồ Sự Chà hay hai cái lễ thiêng là "Gạ Ma Thú" và "Jé Khù Chà", người Hà Nhì còn có một cái tết nữa là giáp Tết Nguyên đán kéo dài trong năm ngày. Đây cũng là một trong những lễ hội "độc nhất vô nhị" ở huyện Mường Tè quanh năm sương khói.
Trưởng bản Thu Lũm, ông Chu Nhù Tư cho biết: "Trong cái Tết thứ hai của người Hà Nhì thì vui lắm, kéo dài đến 5 ngày trước khi vào mùa gieo giống cho bản làng. Đó là khi người dân bản có đủ sức khoẻ để đánh đuổi con ma rừng ra khỏi cửa nhà. Ngày Tết này cũng là lúc cả bản ăn mừng vì những chiến thắng vô hình".
Tết thứ hai bắt đầu vào ngày rồng và ở lần Tết này, các thủ tục được rút ngắn, họ chỉ phải mổ lợn, gà và làm bánh trôi để cúng trời. Nhưng các hoạt động vui chơi múa hát thì kéo dài hơn tất cả các lễ hội trong năm.
Sau khi giết lợn, chủ gia đình sẽ kiểm tra lá gan. Người Hà Nhì cho rằng, lá gan sẽ cho biết vận hạn trong tương lai, nếu lá gan có màu đỏ sẫm tức là năm mới sẽ nhiều may mắn, nếu có màu trắng hoặc đen tức là nhiều rủi ro, bất hạnh.
Du lịch, GO! - Theo Bee, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét