Nằm gối đầu trên những dãy núi cao 1.900m của đỉnh Chủng Sủa Dằng, xa Dào San (huyện Phong Thổ - Lai Châu) như một bức tranh khổng lồ nhung tinh tế bởi cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa vùng cao.
Đến Dào San vào mùa xuân, lúc cỏ cây hoa lá căng tràn nhựa sống Dào San được bao trùm một màu xanh non mơn mởn, trong sáng. Lại được điểm tô bởi sắc hồng phấn hay đo đỏ của những cánh đào, cánh ban đang cố khoe mình.
Nhà của đồng bào ở Dào San nằm rải rác ven theo sườn núi, bên cạnh các khe núi, ấm áp. So với Dào San 5 năm về trước thì mùa xuân này Dào San sôi động, sầm uất hơn rất nhiều. Dào San trong sương sớm như một nàng tiên còn đang mơ màng với giấc ngủ, chỉ khi đến phiên chợ thì nàng tiên mới thức giấc với vẻ đẹp rực rỡ sắc màu của đồng bào các dân tộc, của núi, của rừng, của vẻ hoang sơ như trong cổ tích.
Chợ Dào San ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là tâm điểm của 8 xã vùng cánh cung biên giới phía Bắc huyện Phong Thổ. Nơi đây, những người dân trong huyện đến bán những thứ gì họ có và mua những gì họ cần từ mớ rau, con gà vịt, vải, quần áo...
Chợ cũng là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao cực Bắc như Mông, Dao Hà Nhì... nơi vùng cao Tây Bắc. Ngày nay chợ phiên Dào San không chỉ là ngày hội của đồng bào 8 xã mà còn hấp dẫn nhiều người dân các nơi đến mua bán và thưởng thức nét độc đáo của phiên chợ vùng cao.
Ở Dào San cái gì cũng đẹp: núi đẹp, sông đẹp, hoa đẹp, tuyết đẹp… con gái người Mông cũng rất đẹp. Song có một cái đẹp không đâu sánh bằng, đó là tình người. Tình người nơi đây dường như làm cho miền biên ải tuyết rơi bớt phần lạnh giá.
Đồng bào ở đây ăn Tết vui lắm. Dù ở cách xa nhau bao nhiêu ngọn núi nhưng trong ngày Tết dòng họ gia đình đồng bào Mông, Dao, La Hủ, Thái...và cả đồng bào Kinh cũng xum họp đông đủ. Hũ rượu ngô Sùng Phài nồng say, chảo thắng cố sùng sục sôi. Tết còn nghèo vật chất nhưng nặng tình nghĩa.
Đồng bào Mông ăn Tết rất sớm lắm: từ Tết dương lịch, không khí Tết đã nhộn nhịp ở các bản heo hút nhất như Bản Dền Thàng, bản Hợp 1, bản Hợp 2… Vào nhà đồng bào Mông, đồng bào Dao, đồng bào Thái… ngày Tết bạn sẽ là khách quý, là anh em. Trong cái lạnh miền biên cương, bát rượu ngô Sùng Phài sóng sánh làm ấm lòng. Đến nhà nào cũng được mời uống rượu ngô bạn phải có tửu lượng khá lắm mới chịu nổi, chân còn đủ vững để còn ra sân chơi ném còn, ném pao, thổi khèn với đám thanh niên của bản.
Dào San vẫn thế, dù thời gian có trải dài, dù cuộc sống có thay đổi thì Dào San vẫn nguyên sơ và giản dị như con người hồn nhiên, chất phác luôn được che chở bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
Dào San mùa cúc quỳ
Vượt qua 80 cây số đường đá bụi mù mịt, chúng tôi mới đến được xã Dào San (Phong Thổ - Lai Châu) nổi tiếng với vẻ đẹp trong mơ của mùa hoa cúc quỳ miền sơn cước.
Hoa cúc quỳ được người dân nơi đây gọi vậy, chứ thực tế được đặt với cái tên mỹ miều hơn - Dã quỳ vàng. Màu vàng tươi rói của hoa cúc quỳ đã làm say bao tâm hồn lãng mạn của những người yêu thiên nhiên và các “tao nhân mặc khách”.
Tháng 12 dương lịch, giữa bốn bề là núi được mây trắng phủ kín nên Dào San lại giống như một tiên cảnh của Phong Thổ. Rất nhiều khách Tây đi trên những chiếc xe cào cào thích thú với vẻ đẹp và thực sự bị cuốn hút bởi “rực trời vàng hoa cúc quỳ”. Giữa những mây trời trắng xóa được điểm thêm màu phớt vàng càng làm cho Dào San thêm phần huyền ảo.
Núi trùng điệp, mây quẩn quanh bên những nụ hoa vàng, từng đoàn người Mông nô nức xuống chợ, vài ba người khách đứng ngắm hoa, họ lặng đi với vẻ đẹp Tây Bắc.
Ông bạn tôi, một nhà viết kịch người dân tộc La Hủ bảo: “Ở Dào San, cúc quỳ đẹp hơn mọi nơi. Cúc quỳ Dào San gắn với câu chuyện tình lãng mạn miền biên viễn xa xôi. Người con trai sau khi biết tin cô gái mình thầm yêu trộm nhớ đi lấy chồng. Chàng trai si tình đã đứng đó ngẩn ngơ, bao nhiêu thương nhớ hóa thành cúc quỳ vàng”.
Lên đến đỉnh núi cao nhất của Dào San nhìn xuống những cung ruộng bậc thang như những khuông nhạc. Điểm trên đó là màu vàng của cúc quỳ như những nốt nhạc vui có, buồn có, tha thiết có, và tất nhiên có cả những ưu tư khó nói khi ta thấy ở phía lưng đồi, có một vài mái nhà nhỏ bếp đã lên khói buổi chiều hôm.
Ở xứ ta, có những thành phố hoa, nhà hàng hoa, đại lý hoa… nhưng với những người đã từng đến với Dào San thì khó có tên gọi nào đặt cho vùng hoa ấy. Chỉ biết rằng, vùng đất lạ này trên các đỉnh núi, ở các bản xa, hai bên đường dày đặc hoa cúc quỳ. Hoa nở đẹp cùng sương trắng như tấm áo hoa vàng của thiếu nữ dân tộc La Hủ, đẹp tựa chiếc khăn voan của phương trời Tây Bắc.
Và còn nữa, mỗi năm đến tháng 12 dương lịch, người Dào San còn tổ chức những “lễ hội” về hoa theo các ngày chẵn trong tháng. Khi đó, hoa ngập đường vào các bản làng, hoa phủ vàng trên những rẫy nương cao và cúc quỳ trở thành loài “chúa hoa” biên viễn. Mùa này lên Dào San ngắm cúc quỳ thì quá tuyệt.
Nhưng hiềm một nỗi, đường đi rất khó khăn, có những đoạn dốc lên dốc xuống, có những đoạn gió thổi bụi bay, lại có những khúc cua hình chữ Z được phủ bởi sương trắng nên dù có say với vẻ đẹp Dào San cũng nên cẩn thận với mỗi bước chân gập ghềnh.
Nam Trần - Anninhthudo và nhiều nguồn ảnh khác.
Đến Dào San vào mùa xuân, lúc cỏ cây hoa lá căng tràn nhựa sống Dào San được bao trùm một màu xanh non mơn mởn, trong sáng. Lại được điểm tô bởi sắc hồng phấn hay đo đỏ của những cánh đào, cánh ban đang cố khoe mình.
Nhà của đồng bào ở Dào San nằm rải rác ven theo sườn núi, bên cạnh các khe núi, ấm áp. So với Dào San 5 năm về trước thì mùa xuân này Dào San sôi động, sầm uất hơn rất nhiều. Dào San trong sương sớm như một nàng tiên còn đang mơ màng với giấc ngủ, chỉ khi đến phiên chợ thì nàng tiên mới thức giấc với vẻ đẹp rực rỡ sắc màu của đồng bào các dân tộc, của núi, của rừng, của vẻ hoang sơ như trong cổ tích.
Chợ Dào San ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là tâm điểm của 8 xã vùng cánh cung biên giới phía Bắc huyện Phong Thổ. Nơi đây, những người dân trong huyện đến bán những thứ gì họ có và mua những gì họ cần từ mớ rau, con gà vịt, vải, quần áo...
Chợ cũng là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao cực Bắc như Mông, Dao Hà Nhì... nơi vùng cao Tây Bắc. Ngày nay chợ phiên Dào San không chỉ là ngày hội của đồng bào 8 xã mà còn hấp dẫn nhiều người dân các nơi đến mua bán và thưởng thức nét độc đáo của phiên chợ vùng cao.
Ở Dào San cái gì cũng đẹp: núi đẹp, sông đẹp, hoa đẹp, tuyết đẹp… con gái người Mông cũng rất đẹp. Song có một cái đẹp không đâu sánh bằng, đó là tình người. Tình người nơi đây dường như làm cho miền biên ải tuyết rơi bớt phần lạnh giá.
Đồng bào ở đây ăn Tết vui lắm. Dù ở cách xa nhau bao nhiêu ngọn núi nhưng trong ngày Tết dòng họ gia đình đồng bào Mông, Dao, La Hủ, Thái...và cả đồng bào Kinh cũng xum họp đông đủ. Hũ rượu ngô Sùng Phài nồng say, chảo thắng cố sùng sục sôi. Tết còn nghèo vật chất nhưng nặng tình nghĩa.
Đồng bào Mông ăn Tết rất sớm lắm: từ Tết dương lịch, không khí Tết đã nhộn nhịp ở các bản heo hút nhất như Bản Dền Thàng, bản Hợp 1, bản Hợp 2… Vào nhà đồng bào Mông, đồng bào Dao, đồng bào Thái… ngày Tết bạn sẽ là khách quý, là anh em. Trong cái lạnh miền biên cương, bát rượu ngô Sùng Phài sóng sánh làm ấm lòng. Đến nhà nào cũng được mời uống rượu ngô bạn phải có tửu lượng khá lắm mới chịu nổi, chân còn đủ vững để còn ra sân chơi ném còn, ném pao, thổi khèn với đám thanh niên của bản.
Dào San vẫn thế, dù thời gian có trải dài, dù cuộc sống có thay đổi thì Dào San vẫn nguyên sơ và giản dị như con người hồn nhiên, chất phác luôn được che chở bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
Dào San mùa cúc quỳ
Vượt qua 80 cây số đường đá bụi mù mịt, chúng tôi mới đến được xã Dào San (Phong Thổ - Lai Châu) nổi tiếng với vẻ đẹp trong mơ của mùa hoa cúc quỳ miền sơn cước.
Hoa cúc quỳ được người dân nơi đây gọi vậy, chứ thực tế được đặt với cái tên mỹ miều hơn - Dã quỳ vàng. Màu vàng tươi rói của hoa cúc quỳ đã làm say bao tâm hồn lãng mạn của những người yêu thiên nhiên và các “tao nhân mặc khách”.
Tháng 12 dương lịch, giữa bốn bề là núi được mây trắng phủ kín nên Dào San lại giống như một tiên cảnh của Phong Thổ. Rất nhiều khách Tây đi trên những chiếc xe cào cào thích thú với vẻ đẹp và thực sự bị cuốn hút bởi “rực trời vàng hoa cúc quỳ”. Giữa những mây trời trắng xóa được điểm thêm màu phớt vàng càng làm cho Dào San thêm phần huyền ảo.
Núi trùng điệp, mây quẩn quanh bên những nụ hoa vàng, từng đoàn người Mông nô nức xuống chợ, vài ba người khách đứng ngắm hoa, họ lặng đi với vẻ đẹp Tây Bắc.
Ông bạn tôi, một nhà viết kịch người dân tộc La Hủ bảo: “Ở Dào San, cúc quỳ đẹp hơn mọi nơi. Cúc quỳ Dào San gắn với câu chuyện tình lãng mạn miền biên viễn xa xôi. Người con trai sau khi biết tin cô gái mình thầm yêu trộm nhớ đi lấy chồng. Chàng trai si tình đã đứng đó ngẩn ngơ, bao nhiêu thương nhớ hóa thành cúc quỳ vàng”.
Lên đến đỉnh núi cao nhất của Dào San nhìn xuống những cung ruộng bậc thang như những khuông nhạc. Điểm trên đó là màu vàng của cúc quỳ như những nốt nhạc vui có, buồn có, tha thiết có, và tất nhiên có cả những ưu tư khó nói khi ta thấy ở phía lưng đồi, có một vài mái nhà nhỏ bếp đã lên khói buổi chiều hôm.
Ở xứ ta, có những thành phố hoa, nhà hàng hoa, đại lý hoa… nhưng với những người đã từng đến với Dào San thì khó có tên gọi nào đặt cho vùng hoa ấy. Chỉ biết rằng, vùng đất lạ này trên các đỉnh núi, ở các bản xa, hai bên đường dày đặc hoa cúc quỳ. Hoa nở đẹp cùng sương trắng như tấm áo hoa vàng của thiếu nữ dân tộc La Hủ, đẹp tựa chiếc khăn voan của phương trời Tây Bắc.
Và còn nữa, mỗi năm đến tháng 12 dương lịch, người Dào San còn tổ chức những “lễ hội” về hoa theo các ngày chẵn trong tháng. Khi đó, hoa ngập đường vào các bản làng, hoa phủ vàng trên những rẫy nương cao và cúc quỳ trở thành loài “chúa hoa” biên viễn. Mùa này lên Dào San ngắm cúc quỳ thì quá tuyệt.
Nhưng hiềm một nỗi, đường đi rất khó khăn, có những đoạn dốc lên dốc xuống, có những đoạn gió thổi bụi bay, lại có những khúc cua hình chữ Z được phủ bởi sương trắng nên dù có say với vẻ đẹp Dào San cũng nên cẩn thận với mỗi bước chân gập ghềnh.
Nam Trần - Anninhthudo và nhiều nguồn ảnh khác.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét