Đền Thắm thuộc vùng đất Chợ Mới - Cây Thị (nay là thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh mỗi năm trong hành trình "tĩnh tâm về với cội nguồn", nhất là dịp đầu xuân mới.
Đền Thắm là khu di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh có bề dày lịch sử được phật tử, nhân dân và du khách thập phương ngưỡng mộ. Nằm cách thị xã Bắc Kạn gần 40 km về hướng nam, trong không gian thơ mộng, phía trước đền là dòng sông Cầu nước trong xanh, hiền hòa uốn lượn, sau đền là vách đá sừng sững của dãy Thông Khuông uy nghi.
Những năm gần đây, đền là điểm đến thu hút du khách thập phương đông nhất, nằm trong chuỗi du lịch tâm linh từ huyện Chợ Mới lên thị xã Bắc Kạn với điểm đến đầu tiên là Đền Thắm, chùa Thạch Long, đền Thác Riềng (thuộc huyện Chợ Mới) rồi đến đền Cô, đền Mẫu (thuộc thị xã Bắc Kạn).
Đền Thắm tương truyền là ngôi đền linh thiêng, thờ nữ tướng tên Thắm, một cô gái miền sơn cước xinh đẹp, giàu lòng nhân ái, dũng cảm đứng lên chống giặc.
Cô Thắm có cha làm nghề chài lưới bên sông Cầu. Càng lớn cô Thắm càng xinh đẹp, nết na, chính vì thế tên chúa Mường đã dùng quyền lực ép cô về làm vợ. Không cam chịu cay đắng và tủi nhục với tên chúa Mường tàn nhẫn, tham lam. Nhất là khi tên chúa Mường làm tay sai cho giặc tàn sát dân lành. Cô Thắm đã rời bỏ nhà chúa Mường, tập hợp dân nghèo đứng dậy đánh giặc. Cô Thắm đã chỉ huy đội quân nông dân của mình đánh tan giặc, nhưng chính cô đã bị trúng tên độc của giặc, hy sinh. Để tưởng nhớ nữ tướng dũng cảm, thương yêu người nghèo, người dân Chợ Mới đã lập đền thờ cô Thắm trên nền nhà của bố con cô.
Theo ghi chép của địa phương, đền được xây dựng đơn sơ từ rất lâu, sau đó vào khoảng năm 1929-1930, nhà buôn gỗ Nguyễn Cả Mùi, sau một lần bị mưa lũ làm vỡ mảng, trôi bè, tưởng không thể tìm lại được nhưng khi bè gỗ đến trước đền Thắm thì được cản lại. Như có điềm báo về một sự linh thiêng, một sự cứu giúp của cứu thế. Thấy đền thiêng, lại ở nơi sơn thủy hữu tình, ông đã bỏ tiền của của mình, đồng thời quyên góp của người dân địa phương để xây dựng đền Thắm bây giờ. Cứ vào dịp Tết, lễ, ngày rằm, mùng một, người đến Đền nhộn nhịp, vừa để thắp hương tưởng nhớ một cô Thắm nhân từ, một nữ tướng dũng cảm, cũng là để tận hưởng khung cảnh hữu tình, không khí trong lành của chốn bồng lai miền sơn cước. Cô Thắm đã đi vào cõi tâm linh các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao... quần cư tại khu vực này.
Trải qua thời gian, qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Thắm từng chứng kiến những thăng trầm của lịch sử, khi là trạm gác tiền tiêu của các cơ sở quân sự, khi được dùng làm văn phòng của Ủy ban Kháng chiến Chợ Mới. Kiến trúc của đền đã có một vài lần được trùng tu, nhưng vẫn giữ vẻ nguyên thủy đến ngày nay, thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm nhưng không quá cầu kỳ, gồm: Đền Mẫu, đền Cô và khu vực thờ Phật.
Đền Thắm có 4 ngày lễ chính là Lễ Thượng nguyên (2/2 âm lịch) là lễ hội lớn nhất hằng năm; lễ vào hè (10/3 âm lịch); lễ ra hè (10/7 âm lịch). Hằng năm vào 20/2 (âm lịch) thường có vấn hầu đặc biệt.
Du lịch, GO! - Theo báo Tintuc, internet
Đền Thắm là khu di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh có bề dày lịch sử được phật tử, nhân dân và du khách thập phương ngưỡng mộ. Nằm cách thị xã Bắc Kạn gần 40 km về hướng nam, trong không gian thơ mộng, phía trước đền là dòng sông Cầu nước trong xanh, hiền hòa uốn lượn, sau đền là vách đá sừng sững của dãy Thông Khuông uy nghi.
Những năm gần đây, đền là điểm đến thu hút du khách thập phương đông nhất, nằm trong chuỗi du lịch tâm linh từ huyện Chợ Mới lên thị xã Bắc Kạn với điểm đến đầu tiên là Đền Thắm, chùa Thạch Long, đền Thác Riềng (thuộc huyện Chợ Mới) rồi đến đền Cô, đền Mẫu (thuộc thị xã Bắc Kạn).
Đền Thắm tương truyền là ngôi đền linh thiêng, thờ nữ tướng tên Thắm, một cô gái miền sơn cước xinh đẹp, giàu lòng nhân ái, dũng cảm đứng lên chống giặc.
Cô Thắm có cha làm nghề chài lưới bên sông Cầu. Càng lớn cô Thắm càng xinh đẹp, nết na, chính vì thế tên chúa Mường đã dùng quyền lực ép cô về làm vợ. Không cam chịu cay đắng và tủi nhục với tên chúa Mường tàn nhẫn, tham lam. Nhất là khi tên chúa Mường làm tay sai cho giặc tàn sát dân lành. Cô Thắm đã rời bỏ nhà chúa Mường, tập hợp dân nghèo đứng dậy đánh giặc. Cô Thắm đã chỉ huy đội quân nông dân của mình đánh tan giặc, nhưng chính cô đã bị trúng tên độc của giặc, hy sinh. Để tưởng nhớ nữ tướng dũng cảm, thương yêu người nghèo, người dân Chợ Mới đã lập đền thờ cô Thắm trên nền nhà của bố con cô.
Theo ghi chép của địa phương, đền được xây dựng đơn sơ từ rất lâu, sau đó vào khoảng năm 1929-1930, nhà buôn gỗ Nguyễn Cả Mùi, sau một lần bị mưa lũ làm vỡ mảng, trôi bè, tưởng không thể tìm lại được nhưng khi bè gỗ đến trước đền Thắm thì được cản lại. Như có điềm báo về một sự linh thiêng, một sự cứu giúp của cứu thế. Thấy đền thiêng, lại ở nơi sơn thủy hữu tình, ông đã bỏ tiền của của mình, đồng thời quyên góp của người dân địa phương để xây dựng đền Thắm bây giờ. Cứ vào dịp Tết, lễ, ngày rằm, mùng một, người đến Đền nhộn nhịp, vừa để thắp hương tưởng nhớ một cô Thắm nhân từ, một nữ tướng dũng cảm, cũng là để tận hưởng khung cảnh hữu tình, không khí trong lành của chốn bồng lai miền sơn cước. Cô Thắm đã đi vào cõi tâm linh các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao... quần cư tại khu vực này.
Trải qua thời gian, qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Thắm từng chứng kiến những thăng trầm của lịch sử, khi là trạm gác tiền tiêu của các cơ sở quân sự, khi được dùng làm văn phòng của Ủy ban Kháng chiến Chợ Mới. Kiến trúc của đền đã có một vài lần được trùng tu, nhưng vẫn giữ vẻ nguyên thủy đến ngày nay, thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm nhưng không quá cầu kỳ, gồm: Đền Mẫu, đền Cô và khu vực thờ Phật.
Đền Thắm có 4 ngày lễ chính là Lễ Thượng nguyên (2/2 âm lịch) là lễ hội lớn nhất hằng năm; lễ vào hè (10/3 âm lịch); lễ ra hè (10/7 âm lịch). Hằng năm vào 20/2 (âm lịch) thường có vấn hầu đặc biệt.
Du lịch, GO! - Theo báo Tintuc, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét