Phước Sơn là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam. Phía bắc giáp huyện Quế Sơn và Nam Giang, phía tây giáp huyện Nam Giang, phía nam là Kon Tum, phía đông là huyện Trà My và Hiệp Đức. Huyện có diện tích 1141 km2 và dân số là 20.887 người (2008).
< QL14 đoạn vào Khâm Đức.
Phước Sơn có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phước Lộc, Phước Thành, Phước Kim, Phước Công, Phước Chánh, Phước Mỹ, Phước Năng, Phước Đức, Phước Xuân, Phước Hiệp, Phước Hòa và thị trấn Khâm Đức - thị trấn nằm trên quốc lộ 14, cách thành phố Tam Kỳ 110km về hướng Đông.
Phước Sơn là một huyện miền núi vùng cao và là một huyện có nhiều Thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống của tỉnh Quảng Nam.
Hiện nay tuyến đường Hồ Chí Minh đã thông suốt từ Bắc đến Nam đã được vài năm nay, gắn kết với các trung tâm du lịch trong nước: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Đông Hà, Phong Nha- Kẻ Bàng… và tuyến hành lang Đông - Tây từ các nước trong khu vực Đông Nam Á đến miền Trung Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các Tour du lịch đến khu vực miền núi Tây Quảng Nam nói chung và huyện Phước Sơn nói riêng.
Những địa điềm tiềm năng phát triển du lịch tại Phước Sơn:
I. Tài nguyên du lịch lịch sử
1. Di tích cứ điểm Ngok Tak Vak
Cứ điểm Ngok Tak Vak thuộc xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, cách thị trấn Khâm Đức 15 km về phía Tây theo đường Hồ Chí Minh.
Trong những năm chiếm đóng tại đây, quân đội Mỹ - Ngụy đã xây dựng cứ điểm này tương đối kiên cố với 3 phân khu chính: trên đỉnh là khu trung tâm gồm có nhà bộ chỉ huy và trận địa pháo được bao bọc bởi hệ thống hàng rào thép gai; phía Tây cứ điểm là khu sân bay trực thăng dã chiến; phía Đông Nam là khu cư trú của lực lượng liên quân Mỹ- Ngụy.
Ngày 09/05/1968, tại cứ điểm Ngok Tak Vak đã diễn ra trận đánh ác liệt, quân giải phóng đã tiêu diệt cứ điểm và thu giữ nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Hiện nay khu di tích chỉ còn lại dấu tích của khu sân bay trực thăng dã chiến được bao bọc bởi những dãy núi chập chùng.
Di tích cứ điểm Ngok Tak Vak này có tiềm năng phát triển loại hình du lịch thăm chiến trường xưa đối với những người từng tham chiến khu vực này, cũng như loại hình du lịch dã ngoại, leo núi đối với giới trẻ thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên. Dịch vụ ở khu vực cứ điểm cho đến nay vẫn chưa có một dịch vụ nào đáp ứng nhu cầu của du khách, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng vẫn chưa có. Nhưng với điều kiện thực tế hiện nay thì nếu đầu tư ở xã Phước Mỹ tốt sẽ đáp ứng, phục vụ nhu cầu du khách đảm bảo. Cần phải được quan tâm đầu tư, tôn tạo thì di tích này sẽ trở thành điểm đến hết sức hấp dẫn và góp phần vào việc phát triển du lịch khám phá đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
2. Di tích đồi E
Di tích đồi E nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 303, thuộc địa bàn thị trấn Khâm Đức. Nơi đây từng là cứ điểm quan trọng của quân đội Mỹ - Ngụy trong thời kỳ trước 1975. Hiện nay tại khu vực di tích không còn lưu giữ các hiện vật.
Đồi E có độ cao lý tưởng hơn 1.000m so với mặt nước biển nên khí hậu rất mát mẻ, sườn phía Đông là trung tâm thị trấn Khâm Đức, sườn phía Tây giáp xã Phước Đức. Đứng trên đồi E, có thể quan sát được toàn cảnh thị trấn Khâm Đức và các xã lân cận như xã Phước Đức, Phước Năng. Phù hợp với việc đầu tư khai thác các loại hình du lịch nghĩ dưỡng.
Hiện nay, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng ở đồi E chưa có, các dịch vụ ở trên đồi chưa hình thành. Nhưng dưới chân đồi, tại giáp thị trấn Khâm Đức có đầy đủ các dịch vụ tốt nên có thể khai thác các tour đặc thù dành cho các cựu chiến binh đã từng tham chiến tại khu vực này.
3. Di tích sân bay Khâm Đức
Nơi đây là sân bay dã chiến của Mỹ- Ngụy phục vụ cho mục đích quân sự trong thời kỳ chiếm đóng tại khu vực vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay di tích chỉ còn lại dấu vết của đường băng có chiều dài khoảng gần 03 km, chiều rộng 50 m. Mức độ thu hút khách không cao, tuy nhiên có thể khai thác các tour đặc thù dành cho các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu tại khu vực này.
Cơ sở vật chất cũng như hạ tầng và dịch vụ được đảm bảo, vì di tích nằm gần trung tâm mua sắm ở khu vực chợ thị trấn Khâm Đức, gần bến xe của huyện nên rất thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng du lịch địa điểm này.
II. Tài nguyên du lịch sinh thái
1. Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh
Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh nằm trên địa bàn hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Với diện tích gồm 93.249 ha vùng lõi và 108.398 ha vùng đệm. Riêng khu vùng lõi được chia Thành 2 phân khu chức năng là khu bảo vệ nghiêm ngặt (75.373 ha) và khu phục hồi sinh thái (17.512 ha).
< Thác Grăng.
Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh có tổng số 831 loài thực vật bậc cao, đã được ghi nhận qua các đợt khảo sát vào năm 1997 và 1999 do WWF- Đông Dương và Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam thực hiện. Trong số đó, có 23 loài hữu dụng, 38 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Hệ động vật rừng của khu bảo tồn này cũng rất đa dạng với danh mục gồm 53 loài thú, 183 loài chim, 44 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư, 25 loài cá... Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự hiện diện của nhiều loài thú lớn và hiếm như: hổ, báo, voi, voọc cá chân nâu, voọc cá chân xám, mang Trường Sơn...
Nơi đây phù hợp với những hoạt động nghiên cứu khoa học, khám phá, tìm hiểu...
Đến khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, du khách còn có thể chiêm ngưỡng thác Grăng, cầu thác Nước và những cảnh đẹp nên thơ dọc tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Khám phá những nét đặc trưng trong đời sống văn hoá vô cùng phong phú của đồng bào dân tộc Bh’noong. Khu rừng nguyên sinh rậm rạp này là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái vô giá, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
Hiện nay, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh, các dịch vụ chưa phục vụ tốt nhu cầu du khách. Nhưng nếu được quan tâm đầu tư thì khu rừng nguyên sinh này là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái vô giá, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Phù hợp với loại hình du lịch tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, khám phá thiên nhiên đa dạng và hấp dẫn.
2. Thác Nước
Nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 283 thuộc địa bàn huyện. Đây là một thắng cảnh đẹp, nhìn từ xa trông Thác Nước như một bức rèm thưa lúc ẩn lúc hiện giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Đến đây, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, không khí trong lành, những cảm giác mệt mỏi của du khách dường như tan biến bởi âm thanh sôi động của thác và suối.
Thác có độ cao khoảng 20 m, Thác Nước còn có tên gọi khác là Thác Bà Hoàng Mô Ních. Nơi đây đưa vào khai thác du lịch rất hấp dẫn với loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, dã ngoại. Thác Nước hiện nay được rất nhiều khách đường xa dừng chân nghỉ ngơi, chụp hình rất thú vị. Hiện nay đã có Công ty TNHH Thanh Nhàn đầu tư khai thác bước đầu đã thu hút được khách lưu trú, và xe ô tô đường dài dừng chân nghỉ ngơi.
3. Suối Nước Lang
Suối Nước Lang nằm kề Quốc lộ 14E, thuộc địa bàn xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn. Suối Nước Lang từ lâu đã là điểm dừng chân của nhiều du khách và người dân địa phương trong mùa nắng nóng. Tại suối có nhiều ngọn thác nhỏ đổ xuống những tảng đá xếp kề lên nhau tạo nên một bức tranh đẹp quyến rũ. Trên đầu nguồn, những hồ nước nhỏ phẳng lặng hiện ra như mời gọi du khách. Nơi đây rất yên vắng và thật gần gũi với những ai muốn đi tìm khung cảnh tĩnh mịch, thú vị giữa thiên nhiên hoang dã.
Nơi đây là điểm cần được quan tâm đầu tư khai thác hợp lý sẽ rất có hiệu quả. Khả năng thu hút cao đối với loại hình du lịch dã ngoại, tham quan, thắng cảnh và nghỉ dưỡng. Hiện nay, cơ sở vật chất và hạ tầng không nhiều, nhưng với vị trí thuộc xã Phước Hòa thì vẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu du khách
4. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kết hợp loại hình du lịch sinh thái với các địa điểm sau
- Dốc Lò Xo:
Dốc Lò Xo nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại Km 334, trên đường đi Kon Tum. Chiều dài dốc tính từ chân dốc lên đỉnh dốc từ 9 – 10 km. Đường quanh co uốn lượn, phía dưới là con suối Đắc Chè với khu rừng già nguyên sinh thật đẹp. Nơi đây là điểm đầu tư khai thác loại hình du lịch sinh thái rất tốt.
- Suối Đắc Gà:
Suối Đắc Gà thuộc thôn Long Viên xã Phước Mỹ, cách Khâm Đức 20 km, cách đường Hồ Chí Minh 300 m. Khi vào suối, cảnh quan hai bên cho ta cảm giác về tính hoang sơ và sự hùng vĩ của rừng Trường Sơn. Đặc biệt nơi đây còn có suối nước nóng rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay đường vào suối đã được tu sửa, riêng cầu treo đã được xây dựng từ lâu, nhưng vẫn chưa đưa vào khai thác triệt để về mặt du lịch. Cần đưa vào quy hoạch và quản lý, góp phần đem lại thu nhập cho huyện nhà.
Đây là một trong những điểm du lịch sinh thái đáng chú ý của huyện Phước Sơn, dịch vụ hiện nay đã có nhưng không nhiều, đã xây dựng một Nhà Làng của thôn Long Viên xã Phước Mỹ ngay bên đầu đường đi vào suối. Cán bộ và nhân dân trong huyện, cũng như khách đi đường thường xuyên ghé lại, nhưng mới chỉ là tự phát, chưa có một tour nào cụ thể. Vì vậy, cần đưa vào quy hoạch và quản lý, nhằm góp phần đem lại thu nhập cho huyện nhà.
- Đỉnh Xuân Mãi:
Đỉnh Xuân Mãi có độ cao 1.863 m, quanh năm mây phủ, có thể là nơi nghỉ dưỡng rất lý tưởng, cũng thích hợp với loại hình du lịch leo núi. Chưa có một cơ sở hay dịch vụ nào được xây dựng tại chân núi Xuân Mãi. Nhưng nếu được đầu tư đối với một đỉnh núi đẹp và thơ mộng này thì du lịch sẽ rất phát triển, nhất là đối với loại hình du lịch leo núi, đây cũng là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời.
Các hồ thủy điện trong tương lai gần, như hồ thủy điện Đắk My 4 sẽ là những tiềm năng cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện. Cơ sở vật chất, hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển, hiện còn nhiều hạn chế. Nơi đây nếu được đầu tư sẽ rất phát triển loại hình du lịch sinh thái, và tương lai rất có tiềm năng.
III. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
1. Nhà Làng truyền thống của đồng bào dân tộc ít người
Nhà Làng là loại hình kiến trúc dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người như Cơ-tu, Ve, Giẻ Triêng, Xơ-đăng,…và gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần phong phú.
< Nhà Truyền thống Nam Giang.
Theo phong tục của đồng bào dân tộc ít người Trường Sơn- Tây Nguyên, nếu lập làng mới, dù có khó khăn bao nhiêu thì trong khoảng thời gian một năm phải xây dựng được một Nhà Làng. Trong khi chuẩn bị đi tìm gỗ để xây dựng, cả làng phải sống kiêng cử theo những quy định rất nghiêm ngặt trước khi dựng như: phải tổ chức Lễ “chọc đất làm nhà”, cầu xin Giàng (Thần Núi, Thần Sông, Thần Đất) cho phép.
Nhà Làng truyền thống luôn ở vị trí trung tâm của làng, hiện nay ở Phước Sơn nói chung, đa số những thôn bản có nhà Làng đều được công nhận là thôn văn hoá. Cũng vì thế mà để phát triển du lịch cần phải được đầu tư các cơ sở vật chất, hạ tầng cùng các dịch vụ đi kèm.
Nhà Làng là nơi sinh hoạt, vui chơi giải trí cộng đồng của đồng bào dân tộc. Đến đây, du khách sẽ hiểu được đời sống tâm linh, phong tục tập quán của họ. Người Cơ- tu gọi Nhà Làng là nhà “Gươl”, người Giẻ Triêng gọi là nhà “Ưng”, người Xơ- đăng gọi là nhà “Rông”. Đưa vào khai thác du lịch thì những Nhà Làng này rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch khám phá đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc ít người.
2. Nghề dệt thổ cẩm của người Bh’noong
Tuy chưa phát triển với quy mô làng nghề, nhưng dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của người Bh’noong. Với bàn tay khéo léo và sự cần mẫn, người phụ nữ Bh’noong đã biến những thứ nguyên liệu sẵn có thành những tấm dồ, khố, váy …với nhiều họa tiết, màu sắc rất lộng lẫy và độc đáo. Các công đoạn dệt thổ cẩm của người Bh’noong hoàn toàn được thực hiện bằng phương pháp thủ công, từ khâu kéo sợi, nhuộm màu, dệt và bố trí hoa văn.
Phước Sơn hiện nay đã có nhiều kế hoạch, chương trình về việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm của người Bh’noong. Các khung dệt, đồ dùng hiện còn rất ít, đang rất cần được đầu tư và phát triển để trở thành làng nghề truyền thống trong tương lai không xa. Đây là nghề được lưu truyền ở hầu hết các làng đồng bào. Hấp dẫn đối với loại hình du lịch khám phá đời sống sinh hoạt văn hóa đồng bào dân tộc ít người và mua quà lưu niệm khi được đầu tư và khai thác tốt.
3. Rượu Cần làm từ sắn của người Bh’noong
Chúng ta đều biết đến Phước Sơn chủ yếu là dân tộc Bh’noong sinh sống, chiếm đến hơn 65% dân số toàn huyện, và rượu Cần là nét đặc trưng trong đời sống văn hoá của họ.
Rượu cần là sản phẩm rất đặc biệt, là cả một nghệ thuật kết tinh, được làm từ những củ sắn to, ngon nhất. Sắn được luộc chín, để nguội; sau đó ủ men và ủ từ 2 đến 3 ngày, đến độ vừa ủ thì đem bỏ vào ché, vậy là đã có một ché rượu Cần thật ngon. Thật tuyệt vời khi được thưởng thức men nồng của rượu Cần mang đậm nét văn hoá miền sơn cước. Rất thích hợp với loại hình du lịch khám phá đời sống của đồng bào và có thể để du khách mua về làm quà lưu niệm.
Đa số người dân đều duy trì việc nấu rượu thường xuyên, phục vụ cho cuộc sống nên rượu Cần luôn giữ được hương vị thơm ngon trong men nồng của rượu. Cơ sở vật chất và hạ tầng ở miền sơn cước vẫn còn nghèo, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Dịch vụ cũng chưa thật sự phát triển, cần phải đầu tư hợp lý, toàn diện để phát triển du lịch tốt hơn, để khai thác được tốt tiềm năng du lịch của huyện.
IV. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc ít người Cơ- tu, Giẻ Triêng, Xơ- đăng:
< Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới của đồng bào.
Mùa thu hoạch xong, đồng bào trong làng tụ tập đông đủ trước Nhà Làng làm lễ đâm trâu, nhảy múa, đánh cồng chiêng, ăn uống mừng một vụ mùa bội thu. Hấp dẫn với loại hình du lịch khám phá đời sống sinh hoạt văn hóa đồng bào dân tộc ít người
Nhà Làng hiện nay đã được xây dựng tương đối nhiều ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Vậy nên cứ vào dịp lễ, sau mùa thu hoạch, chính là dịp người dân tập trung đông đủ sinh hoạt văn hoá và bản thân họ cũng rất hiếu khách. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về cơ cở, dịch vụ nhưng nếu được đầu tư hợp lý thì nơi đây sẽ rất phù hợp với loại hình du lịch tìm hiểu, khám phá đời sống người dân địa phương.
V. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu là tại thị trấn Khâm Đức và các điểm dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
+ Khách sạn Bé Châu Giang: hiện nay đang là khách sạn có chất lượng hàng đầu huyện Phước Sơn với 20 phòng, trong đó có 18 phòng đôi. Chất lượng phục vụ tốt, kèm theo hệ thống nhà hàng, quán cafe, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
+ Khách sạn Khâm Đức: 34 phòng đủ tiêu chuẩn và đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu của du khách, hiện khách sạn phục vụ rất tốt những đối tượng là khách nước ngoài lưu trú và làm việc tại Phước Sơn.
+ Hệ thống các nhà nghỉ: Xuân Mãi, Phước Sơn, Thanh Bình, Năm Thiên,…
+ Ngoài ra hệ thống nhà trọ tương đối nhiều tại thị trấn Khâm Đức đảm bảo cho nhu cầu của những người đến Phước Sơn với giá cả hợp lý.
Du lịch, GO! - Theo web Phuocson và nhiều nguồn khác
< QL14 đoạn vào Khâm Đức.
Phước Sơn có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phước Lộc, Phước Thành, Phước Kim, Phước Công, Phước Chánh, Phước Mỹ, Phước Năng, Phước Đức, Phước Xuân, Phước Hiệp, Phước Hòa và thị trấn Khâm Đức - thị trấn nằm trên quốc lộ 14, cách thành phố Tam Kỳ 110km về hướng Đông.
Phước Sơn là một huyện miền núi vùng cao và là một huyện có nhiều Thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống của tỉnh Quảng Nam.
Hiện nay tuyến đường Hồ Chí Minh đã thông suốt từ Bắc đến Nam đã được vài năm nay, gắn kết với các trung tâm du lịch trong nước: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Đông Hà, Phong Nha- Kẻ Bàng… và tuyến hành lang Đông - Tây từ các nước trong khu vực Đông Nam Á đến miền Trung Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức các Tour du lịch đến khu vực miền núi Tây Quảng Nam nói chung và huyện Phước Sơn nói riêng.
Những địa điềm tiềm năng phát triển du lịch tại Phước Sơn:
I. Tài nguyên du lịch lịch sử
1. Di tích cứ điểm Ngok Tak Vak
Cứ điểm Ngok Tak Vak thuộc xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, cách thị trấn Khâm Đức 15 km về phía Tây theo đường Hồ Chí Minh.
Trong những năm chiếm đóng tại đây, quân đội Mỹ - Ngụy đã xây dựng cứ điểm này tương đối kiên cố với 3 phân khu chính: trên đỉnh là khu trung tâm gồm có nhà bộ chỉ huy và trận địa pháo được bao bọc bởi hệ thống hàng rào thép gai; phía Tây cứ điểm là khu sân bay trực thăng dã chiến; phía Đông Nam là khu cư trú của lực lượng liên quân Mỹ- Ngụy.
Ngày 09/05/1968, tại cứ điểm Ngok Tak Vak đã diễn ra trận đánh ác liệt, quân giải phóng đã tiêu diệt cứ điểm và thu giữ nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Hiện nay khu di tích chỉ còn lại dấu tích của khu sân bay trực thăng dã chiến được bao bọc bởi những dãy núi chập chùng.
Di tích cứ điểm Ngok Tak Vak này có tiềm năng phát triển loại hình du lịch thăm chiến trường xưa đối với những người từng tham chiến khu vực này, cũng như loại hình du lịch dã ngoại, leo núi đối với giới trẻ thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên. Dịch vụ ở khu vực cứ điểm cho đến nay vẫn chưa có một dịch vụ nào đáp ứng nhu cầu của du khách, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng vẫn chưa có. Nhưng với điều kiện thực tế hiện nay thì nếu đầu tư ở xã Phước Mỹ tốt sẽ đáp ứng, phục vụ nhu cầu du khách đảm bảo. Cần phải được quan tâm đầu tư, tôn tạo thì di tích này sẽ trở thành điểm đến hết sức hấp dẫn và góp phần vào việc phát triển du lịch khám phá đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
2. Di tích đồi E
Di tích đồi E nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 303, thuộc địa bàn thị trấn Khâm Đức. Nơi đây từng là cứ điểm quan trọng của quân đội Mỹ - Ngụy trong thời kỳ trước 1975. Hiện nay tại khu vực di tích không còn lưu giữ các hiện vật.
Đồi E có độ cao lý tưởng hơn 1.000m so với mặt nước biển nên khí hậu rất mát mẻ, sườn phía Đông là trung tâm thị trấn Khâm Đức, sườn phía Tây giáp xã Phước Đức. Đứng trên đồi E, có thể quan sát được toàn cảnh thị trấn Khâm Đức và các xã lân cận như xã Phước Đức, Phước Năng. Phù hợp với việc đầu tư khai thác các loại hình du lịch nghĩ dưỡng.
Hiện nay, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng ở đồi E chưa có, các dịch vụ ở trên đồi chưa hình thành. Nhưng dưới chân đồi, tại giáp thị trấn Khâm Đức có đầy đủ các dịch vụ tốt nên có thể khai thác các tour đặc thù dành cho các cựu chiến binh đã từng tham chiến tại khu vực này.
3. Di tích sân bay Khâm Đức
Nơi đây là sân bay dã chiến của Mỹ- Ngụy phục vụ cho mục đích quân sự trong thời kỳ chiếm đóng tại khu vực vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay di tích chỉ còn lại dấu vết của đường băng có chiều dài khoảng gần 03 km, chiều rộng 50 m. Mức độ thu hút khách không cao, tuy nhiên có thể khai thác các tour đặc thù dành cho các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu tại khu vực này.
Cơ sở vật chất cũng như hạ tầng và dịch vụ được đảm bảo, vì di tích nằm gần trung tâm mua sắm ở khu vực chợ thị trấn Khâm Đức, gần bến xe của huyện nên rất thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng du lịch địa điểm này.
II. Tài nguyên du lịch sinh thái
1. Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh
Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh nằm trên địa bàn hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Với diện tích gồm 93.249 ha vùng lõi và 108.398 ha vùng đệm. Riêng khu vùng lõi được chia Thành 2 phân khu chức năng là khu bảo vệ nghiêm ngặt (75.373 ha) và khu phục hồi sinh thái (17.512 ha).
< Thác Grăng.
Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh có tổng số 831 loài thực vật bậc cao, đã được ghi nhận qua các đợt khảo sát vào năm 1997 và 1999 do WWF- Đông Dương và Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam thực hiện. Trong số đó, có 23 loài hữu dụng, 38 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Hệ động vật rừng của khu bảo tồn này cũng rất đa dạng với danh mục gồm 53 loài thú, 183 loài chim, 44 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư, 25 loài cá... Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự hiện diện của nhiều loài thú lớn và hiếm như: hổ, báo, voi, voọc cá chân nâu, voọc cá chân xám, mang Trường Sơn...
Nơi đây phù hợp với những hoạt động nghiên cứu khoa học, khám phá, tìm hiểu...
Đến khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, du khách còn có thể chiêm ngưỡng thác Grăng, cầu thác Nước và những cảnh đẹp nên thơ dọc tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Khám phá những nét đặc trưng trong đời sống văn hoá vô cùng phong phú của đồng bào dân tộc Bh’noong. Khu rừng nguyên sinh rậm rạp này là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái vô giá, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
Hiện nay, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh, các dịch vụ chưa phục vụ tốt nhu cầu du khách. Nhưng nếu được quan tâm đầu tư thì khu rừng nguyên sinh này là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái vô giá, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Phù hợp với loại hình du lịch tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, khám phá thiên nhiên đa dạng và hấp dẫn.
2. Thác Nước
Nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 283 thuộc địa bàn huyện. Đây là một thắng cảnh đẹp, nhìn từ xa trông Thác Nước như một bức rèm thưa lúc ẩn lúc hiện giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Đến đây, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, không khí trong lành, những cảm giác mệt mỏi của du khách dường như tan biến bởi âm thanh sôi động của thác và suối.
Thác có độ cao khoảng 20 m, Thác Nước còn có tên gọi khác là Thác Bà Hoàng Mô Ních. Nơi đây đưa vào khai thác du lịch rất hấp dẫn với loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, dã ngoại. Thác Nước hiện nay được rất nhiều khách đường xa dừng chân nghỉ ngơi, chụp hình rất thú vị. Hiện nay đã có Công ty TNHH Thanh Nhàn đầu tư khai thác bước đầu đã thu hút được khách lưu trú, và xe ô tô đường dài dừng chân nghỉ ngơi.
3. Suối Nước Lang
Suối Nước Lang nằm kề Quốc lộ 14E, thuộc địa bàn xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn. Suối Nước Lang từ lâu đã là điểm dừng chân của nhiều du khách và người dân địa phương trong mùa nắng nóng. Tại suối có nhiều ngọn thác nhỏ đổ xuống những tảng đá xếp kề lên nhau tạo nên một bức tranh đẹp quyến rũ. Trên đầu nguồn, những hồ nước nhỏ phẳng lặng hiện ra như mời gọi du khách. Nơi đây rất yên vắng và thật gần gũi với những ai muốn đi tìm khung cảnh tĩnh mịch, thú vị giữa thiên nhiên hoang dã.
Nơi đây là điểm cần được quan tâm đầu tư khai thác hợp lý sẽ rất có hiệu quả. Khả năng thu hút cao đối với loại hình du lịch dã ngoại, tham quan, thắng cảnh và nghỉ dưỡng. Hiện nay, cơ sở vật chất và hạ tầng không nhiều, nhưng với vị trí thuộc xã Phước Hòa thì vẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu du khách
4. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kết hợp loại hình du lịch sinh thái với các địa điểm sau
- Dốc Lò Xo:
Dốc Lò Xo nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại Km 334, trên đường đi Kon Tum. Chiều dài dốc tính từ chân dốc lên đỉnh dốc từ 9 – 10 km. Đường quanh co uốn lượn, phía dưới là con suối Đắc Chè với khu rừng già nguyên sinh thật đẹp. Nơi đây là điểm đầu tư khai thác loại hình du lịch sinh thái rất tốt.
- Suối Đắc Gà:
Suối Đắc Gà thuộc thôn Long Viên xã Phước Mỹ, cách Khâm Đức 20 km, cách đường Hồ Chí Minh 300 m. Khi vào suối, cảnh quan hai bên cho ta cảm giác về tính hoang sơ và sự hùng vĩ của rừng Trường Sơn. Đặc biệt nơi đây còn có suối nước nóng rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay đường vào suối đã được tu sửa, riêng cầu treo đã được xây dựng từ lâu, nhưng vẫn chưa đưa vào khai thác triệt để về mặt du lịch. Cần đưa vào quy hoạch và quản lý, góp phần đem lại thu nhập cho huyện nhà.
Đây là một trong những điểm du lịch sinh thái đáng chú ý của huyện Phước Sơn, dịch vụ hiện nay đã có nhưng không nhiều, đã xây dựng một Nhà Làng của thôn Long Viên xã Phước Mỹ ngay bên đầu đường đi vào suối. Cán bộ và nhân dân trong huyện, cũng như khách đi đường thường xuyên ghé lại, nhưng mới chỉ là tự phát, chưa có một tour nào cụ thể. Vì vậy, cần đưa vào quy hoạch và quản lý, nhằm góp phần đem lại thu nhập cho huyện nhà.
- Đỉnh Xuân Mãi:
Đỉnh Xuân Mãi có độ cao 1.863 m, quanh năm mây phủ, có thể là nơi nghỉ dưỡng rất lý tưởng, cũng thích hợp với loại hình du lịch leo núi. Chưa có một cơ sở hay dịch vụ nào được xây dựng tại chân núi Xuân Mãi. Nhưng nếu được đầu tư đối với một đỉnh núi đẹp và thơ mộng này thì du lịch sẽ rất phát triển, nhất là đối với loại hình du lịch leo núi, đây cũng là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời.
Các hồ thủy điện trong tương lai gần, như hồ thủy điện Đắk My 4 sẽ là những tiềm năng cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện. Cơ sở vật chất, hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển, hiện còn nhiều hạn chế. Nơi đây nếu được đầu tư sẽ rất phát triển loại hình du lịch sinh thái, và tương lai rất có tiềm năng.
III. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
1. Nhà Làng truyền thống của đồng bào dân tộc ít người
Nhà Làng là loại hình kiến trúc dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người như Cơ-tu, Ve, Giẻ Triêng, Xơ-đăng,…và gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần phong phú.
< Nhà Truyền thống Nam Giang.
Theo phong tục của đồng bào dân tộc ít người Trường Sơn- Tây Nguyên, nếu lập làng mới, dù có khó khăn bao nhiêu thì trong khoảng thời gian một năm phải xây dựng được một Nhà Làng. Trong khi chuẩn bị đi tìm gỗ để xây dựng, cả làng phải sống kiêng cử theo những quy định rất nghiêm ngặt trước khi dựng như: phải tổ chức Lễ “chọc đất làm nhà”, cầu xin Giàng (Thần Núi, Thần Sông, Thần Đất) cho phép.
Nhà Làng truyền thống luôn ở vị trí trung tâm của làng, hiện nay ở Phước Sơn nói chung, đa số những thôn bản có nhà Làng đều được công nhận là thôn văn hoá. Cũng vì thế mà để phát triển du lịch cần phải được đầu tư các cơ sở vật chất, hạ tầng cùng các dịch vụ đi kèm.
Nhà Làng là nơi sinh hoạt, vui chơi giải trí cộng đồng của đồng bào dân tộc. Đến đây, du khách sẽ hiểu được đời sống tâm linh, phong tục tập quán của họ. Người Cơ- tu gọi Nhà Làng là nhà “Gươl”, người Giẻ Triêng gọi là nhà “Ưng”, người Xơ- đăng gọi là nhà “Rông”. Đưa vào khai thác du lịch thì những Nhà Làng này rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch khám phá đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc ít người.
2. Nghề dệt thổ cẩm của người Bh’noong
Tuy chưa phát triển với quy mô làng nghề, nhưng dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của người Bh’noong. Với bàn tay khéo léo và sự cần mẫn, người phụ nữ Bh’noong đã biến những thứ nguyên liệu sẵn có thành những tấm dồ, khố, váy …với nhiều họa tiết, màu sắc rất lộng lẫy và độc đáo. Các công đoạn dệt thổ cẩm của người Bh’noong hoàn toàn được thực hiện bằng phương pháp thủ công, từ khâu kéo sợi, nhuộm màu, dệt và bố trí hoa văn.
Phước Sơn hiện nay đã có nhiều kế hoạch, chương trình về việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm của người Bh’noong. Các khung dệt, đồ dùng hiện còn rất ít, đang rất cần được đầu tư và phát triển để trở thành làng nghề truyền thống trong tương lai không xa. Đây là nghề được lưu truyền ở hầu hết các làng đồng bào. Hấp dẫn đối với loại hình du lịch khám phá đời sống sinh hoạt văn hóa đồng bào dân tộc ít người và mua quà lưu niệm khi được đầu tư và khai thác tốt.
3. Rượu Cần làm từ sắn của người Bh’noong
Chúng ta đều biết đến Phước Sơn chủ yếu là dân tộc Bh’noong sinh sống, chiếm đến hơn 65% dân số toàn huyện, và rượu Cần là nét đặc trưng trong đời sống văn hoá của họ.
Rượu cần là sản phẩm rất đặc biệt, là cả một nghệ thuật kết tinh, được làm từ những củ sắn to, ngon nhất. Sắn được luộc chín, để nguội; sau đó ủ men và ủ từ 2 đến 3 ngày, đến độ vừa ủ thì đem bỏ vào ché, vậy là đã có một ché rượu Cần thật ngon. Thật tuyệt vời khi được thưởng thức men nồng của rượu Cần mang đậm nét văn hoá miền sơn cước. Rất thích hợp với loại hình du lịch khám phá đời sống của đồng bào và có thể để du khách mua về làm quà lưu niệm.
Đa số người dân đều duy trì việc nấu rượu thường xuyên, phục vụ cho cuộc sống nên rượu Cần luôn giữ được hương vị thơm ngon trong men nồng của rượu. Cơ sở vật chất và hạ tầng ở miền sơn cước vẫn còn nghèo, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Dịch vụ cũng chưa thật sự phát triển, cần phải đầu tư hợp lý, toàn diện để phát triển du lịch tốt hơn, để khai thác được tốt tiềm năng du lịch của huyện.
IV. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc ít người Cơ- tu, Giẻ Triêng, Xơ- đăng:
< Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới của đồng bào.
Mùa thu hoạch xong, đồng bào trong làng tụ tập đông đủ trước Nhà Làng làm lễ đâm trâu, nhảy múa, đánh cồng chiêng, ăn uống mừng một vụ mùa bội thu. Hấp dẫn với loại hình du lịch khám phá đời sống sinh hoạt văn hóa đồng bào dân tộc ít người
Nhà Làng hiện nay đã được xây dựng tương đối nhiều ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Vậy nên cứ vào dịp lễ, sau mùa thu hoạch, chính là dịp người dân tập trung đông đủ sinh hoạt văn hoá và bản thân họ cũng rất hiếu khách. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về cơ cở, dịch vụ nhưng nếu được đầu tư hợp lý thì nơi đây sẽ rất phù hợp với loại hình du lịch tìm hiểu, khám phá đời sống người dân địa phương.
V. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu là tại thị trấn Khâm Đức và các điểm dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
+ Khách sạn Bé Châu Giang: hiện nay đang là khách sạn có chất lượng hàng đầu huyện Phước Sơn với 20 phòng, trong đó có 18 phòng đôi. Chất lượng phục vụ tốt, kèm theo hệ thống nhà hàng, quán cafe, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
+ Khách sạn Khâm Đức: 34 phòng đủ tiêu chuẩn và đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu của du khách, hiện khách sạn phục vụ rất tốt những đối tượng là khách nước ngoài lưu trú và làm việc tại Phước Sơn.
+ Hệ thống các nhà nghỉ: Xuân Mãi, Phước Sơn, Thanh Bình, Năm Thiên,…
+ Ngoài ra hệ thống nhà trọ tương đối nhiều tại thị trấn Khâm Đức đảm bảo cho nhu cầu của những người đến Phước Sơn với giá cả hợp lý.
Du lịch, GO! - Theo web Phuocson và nhiều nguồn khác
0 nhận xét :
Đăng nhận xét