Cái tên Cồn Vành dẫn lối ta đến dải bờ biển lộng gió dưới hàng phi lao chắn cát. Đứng trên ngọn Hải đăng Ba Lạt, ta mới cảm nhận được sự mênh mông của con sóng cồn xô bờ, xô cát…
Trở về Cồn Vành ta như lạc vào thế giới của loài chim biển, của tôm cá mặn mòi vị biển. Cùng trên dải bờ đê chắn sóng vĩnh cửu và mềm mại dọc bờ biển từ Thái Bình đến Nam Định, địa danh Cồn Vành, thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, Thái Bình, chinh phục người đến không chỉ là những đặc sản nức tiếng mà còn ở phong cảnh hoang sơ từ cánh rừng sú vẹt.
Nếu ta đến bãi biển Đồng Châu để hòa vào nhịp sống lao động của ngư dân cào ngao thì đến Cồn Vành ta mải mê với bãi sa bồi rộng tít tắp hàng nghìn héc ta chạy dọc bờ biển.
Sông Hồng đã mang những tinh túy hai bên bờ từ nơi biên cương Tổ quốc hòa vào biển cả bao la ở cửa Ba Lạt lộng gió nơi có Cồn Vành huyền ảo trong nắng sớm. Biết bao chắt chiu của thiên nhiên như dồn lại ở cửa Ba Lạt, để nuôi dưỡng cho người dân những sản vật như ngao, cua, cá thơm ngon lạ thường. Phải chăng nơi con sông hòa nước ngọt vào biển mặn mòi đã làm nên những tinh túy cho người dân lam lũ.
Trước đây, đến với Cồn Vành vì muốn ngắm hàng phi lao xanh rì chạy suốt chiều dài bãi biển, thì giờ đây có thể leo lên đỉnh của ngọn Hải đăng Ba Lạt phóng tầm mắt ra ngoài khơi xa cảm nhận không gian mênh mông của biển Việt Nam. Đường ra Cồn Vành là những nhánh sông với những bãi sú vẹt và rừng ngập mặn bảo vệ khu vực biên giới biển.
Vì thế, Cồn Vành trở nên gần gũi và thân thiện hơn với du khách kể từ khi tuyến đê và những cây cầu nối liền các nhánh sông nhỏ. Ta thỏa sức phóng tầm mắt trong mênh mông của những đầm tôm từ điểm đê khởi đầu ra Cồn Vành lộng gió. Trong nắng sớm, bình minh gọi ánh nắng hắt xuống mặt nước đầm khiến cảnh vật trở nên huyền ảo.
Ta đón gió biển ở Cồn Vành trong nắng sớm, tiếng cò gọi bạn ríu rít bên bãi sú vẹt gợi cảnh thanh bình của vùng châu thổ sông Hồng. Và tiếng ngư dân reo hò mang về những thuyền cá nặng sau chuyến thuyền ra khơi đầy gian nan vất vả. Ta hỏi ngư dân để mua xâu cua biển, rồi mượn nồi bắc bếp bên lều trông ngao. Thưởng thức vị mặn, vị ngon của biển, rồi ta trở về trong tiếng sóng gọi với người đi.
---------
Cách bãi biển Đông Châu khoảng 7 km về hướng Đông - Nam, Cồn Vành được xem là một điểm có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn. Đây là bãi sa bồi rộng gần 2 nghìn hecta, với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía đông xã Nam Phú (huyện Tiền Hải), phía Bắc giáp Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), phía Đông giáp Biển Đông.
Cồn Vành thuộc khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004), nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình- Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật như sú, vẹt, bần, thông, trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm.
Hiện trạng Cồn Vành còn hoang sơ, tự nhiên, chưa có cư dân sinh sống, chỉ có một số dân xã Nam Phú và các xã lân cận đến đây để nuôi trồng thủy hải sản và làm dịch vụ nhỏ lẻ. Mạng lưới giao thông đường bộ gồm đê PAM và đường mới thi công, cắt ngang qua Cồn Vành nối từ đê PAM chạy thẳng ra biển, dài khoảng 3,1 km. Ngoài giao thông đường biển, trong nội địa Cồn Vành hiện có các sông, gồm: sông Hồng Lấp, sông Đào và sông Cau. Do ở vị trí cửa sông Hồng nên cũng rất thuận tiện về giao thông đường sông.
Du lịch, GO! - Theo ANTTĐ, Thaibinhtourist, internet
Trở về Cồn Vành ta như lạc vào thế giới của loài chim biển, của tôm cá mặn mòi vị biển. Cùng trên dải bờ đê chắn sóng vĩnh cửu và mềm mại dọc bờ biển từ Thái Bình đến Nam Định, địa danh Cồn Vành, thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, Thái Bình, chinh phục người đến không chỉ là những đặc sản nức tiếng mà còn ở phong cảnh hoang sơ từ cánh rừng sú vẹt.
Nếu ta đến bãi biển Đồng Châu để hòa vào nhịp sống lao động của ngư dân cào ngao thì đến Cồn Vành ta mải mê với bãi sa bồi rộng tít tắp hàng nghìn héc ta chạy dọc bờ biển.
Sông Hồng đã mang những tinh túy hai bên bờ từ nơi biên cương Tổ quốc hòa vào biển cả bao la ở cửa Ba Lạt lộng gió nơi có Cồn Vành huyền ảo trong nắng sớm. Biết bao chắt chiu của thiên nhiên như dồn lại ở cửa Ba Lạt, để nuôi dưỡng cho người dân những sản vật như ngao, cua, cá thơm ngon lạ thường. Phải chăng nơi con sông hòa nước ngọt vào biển mặn mòi đã làm nên những tinh túy cho người dân lam lũ.
Trước đây, đến với Cồn Vành vì muốn ngắm hàng phi lao xanh rì chạy suốt chiều dài bãi biển, thì giờ đây có thể leo lên đỉnh của ngọn Hải đăng Ba Lạt phóng tầm mắt ra ngoài khơi xa cảm nhận không gian mênh mông của biển Việt Nam. Đường ra Cồn Vành là những nhánh sông với những bãi sú vẹt và rừng ngập mặn bảo vệ khu vực biên giới biển.
Vì thế, Cồn Vành trở nên gần gũi và thân thiện hơn với du khách kể từ khi tuyến đê và những cây cầu nối liền các nhánh sông nhỏ. Ta thỏa sức phóng tầm mắt trong mênh mông của những đầm tôm từ điểm đê khởi đầu ra Cồn Vành lộng gió. Trong nắng sớm, bình minh gọi ánh nắng hắt xuống mặt nước đầm khiến cảnh vật trở nên huyền ảo.
Ta đón gió biển ở Cồn Vành trong nắng sớm, tiếng cò gọi bạn ríu rít bên bãi sú vẹt gợi cảnh thanh bình của vùng châu thổ sông Hồng. Và tiếng ngư dân reo hò mang về những thuyền cá nặng sau chuyến thuyền ra khơi đầy gian nan vất vả. Ta hỏi ngư dân để mua xâu cua biển, rồi mượn nồi bắc bếp bên lều trông ngao. Thưởng thức vị mặn, vị ngon của biển, rồi ta trở về trong tiếng sóng gọi với người đi.
---------
Cách bãi biển Đông Châu khoảng 7 km về hướng Đông - Nam, Cồn Vành được xem là một điểm có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn. Đây là bãi sa bồi rộng gần 2 nghìn hecta, với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía đông xã Nam Phú (huyện Tiền Hải), phía Bắc giáp Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), phía Đông giáp Biển Đông.
Cồn Vành thuộc khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004), nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình- Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật như sú, vẹt, bần, thông, trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm.
Du lịch, GO! - Theo ANTTĐ, Thaibinhtourist, internet
0 nhận xét :
Đăng nhận xét